Tin tức

Cách từ chối trong tiếng Anh chân thành và lịch sự

Từ chối một cách lịch sự trong tiếng Anh không chỉ đơn thuần là nói “không,” mà còn là nghệ thuật giao tiếp tinh tế giúp duy trì sự hòa hợp trong các mối quan hệ. Một cách từ chối lịch sự không chỉ giúp giữ được mối quan hệ tốt đẹp mà còn thể hiện sự tôn trọng đối phương. Hãy cùng MochiMochi tham khảo cách từ chối bằng tiếng Anh để tăng hiệu quả giao tiếp nhé.

I. Từ vựng liên quan đến từ chối trong tiếng Anh

Mỗi từ vựng đều có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau trong từng ngữ cảnh. Để có thể ghi nhớ lâu và dùng đúng, hãy tham khảo phương pháp ôn tập khoa học cùng MochiVocab - ứng dụng học từ vựng tiếng Anh áp dụng hiệu quả phương pháp lặp lại ngắt quãng (spaced repetition) giúp bạn ghi nhớ 1000 từ vựng 1 tháng. Không chỉ có vậy, MochiVocab cung cấp hơn 8000 từ vựng được chia thành 20 khoá học thuộc nhiều chủ đề và cấp độ khác nhau. Các từ vựng được trình bày dưới dạng flashcard chứa tên tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt, phiên âm, cách phát âm mẫu (audio), câu ví dụ và hình ảnh minh hoạ trực quan.

Với các từ vựng đã học, MochiVocab sẽ tính toán thời gian não bộ ghi nhớ tốt nhất và gửi thông báo nhắc nhở bạn ôn tập. Việc này đảm bảo kiến thức của bạn được gợi nhắc với tần suất hợp lý cho đến khi bạn thuộc. MochiVocab cũng phân chia từ vựng bạn đã học thành 5 cấp độ ghi nhớ, từ chưa nhớ đến rất nhớ. Dựa vào thứ tự xếp hạng, ứng dụng sẽ phân bổ số câu hỏi ôn tập hợp lý dành cho các từ. Qua đó, bạn có thể tối ưu lộ trình ôn tập và có sự ưu tiên đúng mức đối với các từ vựng khó.

II. 4 bước từ chối bằng tiếng Anh một cách lịch sự

Bước 1: Mở đầu bằng lời cảm ơn

Khi từ chối một lời đề nghị, hãy bắt đầu bằng cách cảm ơn người đó. Điều này thể hiện sự tôn trọng và cảm kích với họ. Bạn có thể làm giảm bớt cảm giác thất vọng của đối phương và duy trì mối quan hệ tích cực. Lời cảm ơn làm cho cuộc cuộc trò chuyện trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn, từ đó dẫn đến sự thấu hiểu lẫn nhau.

Mẫu câu tiếng Anh:

  • Thank you for your offer… (Cảm ơn bạn đã đề nghị…)
  • I appreciate your invitation… (Tôi rất hân hạnh nhận được lời mời của bạn….)
  • I’m grateful for the opportunity… (Tôi rất biết ơn về cơ hội này…)
  • Thank you so much for thinking of me… (Cảm ơn bạn đã nghĩ đến tôi…)
  • I really appreciate your consideration… (Tôi thực sự đánh giá cao sự cân nhắc của bạn…)

Bước 2: Sử dụng từ vựng chỉ sự đối lập

Sau khi cảm ơn, hãy sử dụng các từ vựng chỉ đối lập như “however,” “but,” hoặc “unfortunately” để báo hiệu rằng bạn sắp từ chối. Những từ này giúp làm giảm sự cứng nhắc trong lời từ chối và cho thấy bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Việc sử dụng từ đối lập cũng giúp làm mềm lời từ chối, khiến nó trở nên lịch sự và dễ chấp nhận hơn.

Mẫu câu tiếng Anh:

  • However, I’m afraid… (Tuy nhiên, tôi e rằng….)
  • But unfortunately…(Nhưng thật không may…)
  • Regrettably, I have to…(Tiếc là tôi phải…)
  • Unfortunately, I won’t be able to…(Thật không may, tôi sẽ không thể…)
  • However, it seems that…(Tuy nhiên, có vẻ như…)

Bạn có thể tìm học những từ vựng chỉ sự đối lập tại website Từ điển Mochi. Từ điển Mochi cung cấp nguồn tài nguyên gồm 100,000 từ và cụm từ mà bạn có thể dễ dàng tra cứu chính xác từ vựng tiếng Anh với đầy đủ phát âm, nghĩa và câu ví dụ minh họa. Trang web còn có các tính năng bổ trợ như tra cụm động từ (phrasal verbs), kết hợp từ (collocations) và thành ngữ (idioms). Đây đều là những cụm từ được người bản xứ sử dụng trong giao tiếp hằng ngày giúp bạn diễn đạt ý tưởng một cách tự nhiên, phong phú hơn. Một điểm cộng nữa là giao diện của Từ điển Mochi hoàn toàn không chứa quảng cáo để đảm bảo bạn dành trọn sự tập trung cho việc tra cứu.

Bước 3: Đưa ra lý do hợp lý

Sau khi tiếp lời bằng các từ đối lập, hãy cung cấp một lý do hợp lý cho sự từ chối của bạn. Điều này không chỉ giúp người khác hiểu rõ hơn về tình huống của bạn mà còn thể hiện sự chân thành và minh bạch. Lý do đưa ra nên cụ thể và rõ ràng, để người nghe không cảm thấy bị từ chối một cách vô lý hoặc không thuyết phục.

Mẫu câu tiếng Anh:

  • …I have a prior commitment. (…tôi đã có việc khác quan trọng hơn.)
  • …I’m currently busy with other tasks. (…hiện tại tôi đang bận với các công việc khác.)
  • …I need to focus on another project. (…tôi cần tập trung vào một dự án khác.)
  • …I’m not available at that time. (…tôi không rảnh vào thời gian đó.)
  • …I’ve already made other plans.(…tôi đã có kế hoạch khác.)

Bước 4: Đưa ra đề nghị thay thế

Để làm giảm cảm giác thất vọng của người bị từ chối, hãy đề xuất một giải pháp thay thế hoặc một lời mời hẹn vào dịp khác. Điều này cho thấy bạn vẫn coi trọng mối quan hệ và sẵn sàng hỗ trợ họ trong tương lai. Đề nghị thay thế không chỉ giúp duy trì mối quan hệ mà còn giúp tạo dựng lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau.

Mẫu câu tiếng Anh:

  • …perhaps we can reschedule. (…có lẽ chúng ta có thể sắp xếp lại lịch.)
  • …maybe we can do it another time. (…có lẽ chúng ta có thể làm vào lúc khác.)
  • …I would be happy to help with something else. (…tôi rất vui lòng giúp đỡ việc khác.)
  • …let me know if there’s another way I can assist. (…hãy cho tôi biết nếu tôi có thể giúp bạn theo cách khác.)
  • …I’d love to join in the future if possible. (…trong tương lai tôi vẫn rất muốn tham gia nếu có thể.)

III. Mẫu câu từ chối bằng tiếng Anh

Sử dụng mẫu câu từ chối bằng tiếng Anh đúng lúc sẽ giúp hình ảnh của bạn trở nên thân thiện và lịch sự trong mắt đối phương, ngay cả khi bạn không thể đáp ứng yêu cầu của họ. Hãy tham khảo những mẫu câu dưới đây để cuộc nói chuyện trở nên hiệu quả hơn nhé:

3.1. Từ chối trong tiếng Anh chung

  • I’m sorry, but… (Tôi xin lỗi, nhưng…)

Cách tốt nhất để từ chối lịch sự là bắt đầu bằng lời xin lỗi đơn giản. Ví dụ:

A: Can you help me with my homework tonight? (Bạn có thể giúp mình làm bài tập tối nay không?)B: I’m sorry, but I have to finish my own work first. (Tôi xin lỗi, nhưng tôi phải hoàn thành công việc của mình trước đã.)

  • I would love to, but… (Tôi rất muốn, nhưng…)

Đây là mẫu câu phù hợp cho các cuộc trò chuyện thông thường hằng ngày. Ví dụ:

A: Would you like to come to the movies with us tonight? (Bạn có muốn đi xem phim với chúng tôi tối nay không?)B: I would love to, but I have to finish my project. (Tôi rất muốn, nhưng tôi phải hoàn thành dự án của mình.)

  • That sounds good, but… (Nghe hay đấy, nhưng…)

Sử dụng cụm này khi bạn được đề nghị làm điều gì đó mà bạn thích, nhưng không có cơ hội thực hiện vì một số lý do nhất định. Ví dụ:

A: Do you want to go to the movies tonight? (Bạn có muốn đi xem phim tối nay không?) B: That sounds good, but I have to finish some work. (Nghe hay đấy, nhưng tôi phải hoàn thành một số công việc.)

  • That’s very kind of you; unfortunately, I can’t… (Bạn thật tốt bụng, nhưng rất tiếc là tôi không thể…)

Đây là cụm từ dành cho những ai đang băn khoăn làm thế nào để từ chối người khác một cách lịch sự. Sử dụng cụm từ này nếu bạn muốn từ chối một lời đề nghị. Ví dụ:

A: Would you like to borrow my jacket for the party? (Bạn có muốn mượn áo khoác của tôi để đi dự tiệc không?) B: That’s very kind of you; unfortunately, I can’t take it. I’ve already got one. (Bạn thật tốt, nhưng tiếc là tôi không thể nhận. Tôi đã có áo khoác rồi.)

3.2. Từ chối vì bận rộn

  • I’m sorry, I can’t. I have other plans. (Tôi xin lỗi, tôi không thể. Tôi đã có kế hoạch khác.)

Nếu lịch trình không cho phép bạn chấp nhận lời đề nghị, bạn có thể sử dụng mẫu câu này. Ví dụ:

A: Would you like to go to the movies with us this weekend? (Bạn có muốn đi xem phim với chúng tôi vào cuối tuần này không?)B: I’m sorry, I can’t. I have other plans. (Tôi xin lỗi, tôi không thể. Tôi có kế hoạch khác rồi.)

  • I wish I could, but I can’t. (Tôi ước là mình có thể, nhưng tôi không thể.)

Sử dụng khi bạn thực sự tiếc nuối vì không thể giúp ai đó hoặc không thể chấp nhận lời mời, nó sẽ thể hiện sự quan tâm đến đối phương. Nếu bạn muốn lịch sự hơn, bạn có thể giải thích lý do cho sự từ chối của mình. Ví dụ:

A: Can you help me with my homework tonight? (Bạn có thể giúp tôi làm bài tập tối nay không?)B: I wish I could, but I can’t. I have a meeting scheduled. (Ước gì tôi có thể giúp bạn, nhưng tôi đã có một cuộc họp được lên lịch.)

  • I’m sorry, but I have other commitments. (Tôi xin lỗi, nhưng tôi có việc cần làm rồi.)

Đây là một mẫu câu trang trọng, thích hợp sử dụng trong công việc. Bạn có thể từ chối để làm những việc khác. Ví dụ:

A: Can you come to the meeting tomorrow? (Cậu có thể đến cuộc họp vào ngày mai không?)B: I’m sorry, but I have other commitments. (Tôi xin lỗi, nhưng tôi có nhiều việc khác phải làm.)

  • Sorry. I don’t think I’ll be able to. (Xin lỗi. Tôi không nghĩ mình có thể.)

Nếu bạn không chắc mình có thể làm việc gì đó, hãy sử dụng mẫu câu này. Nó thể hiện sự lịch sự và cho thấy rằng bạn đang cân nhắc lời đề nghị nhưng chưa chắc chắn về khả năng thực hiện. Ví dụ:

A: Could you help me with this report? The deadline is tomorrow. (Cậu có thể giúp tôi hoàn thành báo cáo này không? Hạn chót là ngày mai.)B: Sorry, I don’t think I’ll be able to. I have another urgent task to finish. (Tôi xin lỗi, e là tôi không thể giúp gì bạn. Tôi có một công việc khẩn cấp khác phải hoàn thành.)

3.3. Từ chối lời mời

  • I greatly appreciate your invitation, but… (Tôi rất cảm kích về lời mời của bạn, nhưng…)

Đối phương sẽ không buồn khi nhận được câu trả lời đầy sự tích cực của bạn. Ví dụ:

A: I greatly appreciate your invitation, but I already have plans for that day. (Tôi rất trân trọng lời mời của bạn, nhưng tôi đã có kế hoạch vào ngày đó mất rồi.)B: Maybe we can meet another time. (Có lẽ là một dịp khác nhé.)

  • I wish I could come, but… (Tôi ước gì mình có thể đến, nhưng…)

Đây là mẫu câu từ chối lời mời lịch sự, bạn có thể áp dụng khi nói chuyện với bạn bè hoặc cấp trên. Ví dụ:

A: I wish I could come to your party, but I have a prior commitment. (Tôi ước mình có thể đến bữa tiệc của bạn, nhưng tôi đã có một lời hẹn từ trước.)B: I understand, maybe another time! (Tôi hiểu mà, có lẽ lần khác nhé!)

  • That’s a very kind invitation, but… (Lời mời này thật tốt, nhưng…)

Đây là một cách hoàn hảo để từ chối lịch sự. Nó phù hợp cho cả các cuộc trò chuyện trang trọng hay không trang trọng, vì vậy bạn có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ:

A: That’s a very kind invitation, but I have another commitment that evening. (Bạn thật tốt bụng khi mời tôi, nhưng tôi đã có việc khác vào tối hôm đó.)B: I hope we can plan something for another time. (Tôi hy vọng chúng ta có thể lên kế hoạch cho một dịp khác.)

3.4. Từ chối khi bạn không hài lòng với đề nghị

  • It doesn’t sound like the right fit. (Điều đó nghe có vẻ không phù hợp với tôi.)

Câu này sử dụng nếu bạn không có hứng thú với lời đề nghị. Nếu bạn muốn lịch sự hơn, bạn có thể xin lỗi trước khi nói cụm này. Ví dụ:

A: I think the new project might be a good fit for you. (Tôi nghĩ dự án mới có thể phù hợp với bạn.)B: Sorry, it doesn’t sound like the right fit for my skills. (Xin lỗi, nó không có vẻ phù hợp với kỹ năng của tôi.)

  • I’m not sure that I’m the best for it. (Tôi không chắc rằng mình là người phù hợp nhất cho việc này.)

Bạn có thể sử dụng mẫu câu này nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều mà bạn nghĩ mình không đủ năng lực để đảm nhiệm. Ví dụ:

A: Do you want to lead the project next month? (Bạn có muốn quản lý dự án vào tháng tới không?)B: I’m not sure that I’m the best for it. Maybe someone with more experience would be better. (Tôi không chắc rằng mình là người phù hợp nhất cho việc đó. Có lẽ ai đó có kinh nghiệm sẽ phù hợp hơn.)

  • It’s not a good idea for me. (Điều này không phải là ý tưởng tốt đối với tôi.)

Bạn có thể sử dụng cụm từ này để từ chối một lời đề nghị hoặc yêu cầu không phù hợp với bạn. Đây là cách lịch sự để bảo vệ quyền lợi của bạn mà không tỏ ra thô lỗ. Ví dụ:

A: How about going hiking this weekend? (Còn đi leo núi vào cuối tuần này thì sao?)B: It’s not a good idea for me; I have a lot of work to finish. (Điều đó không phải là một kế hoạch hay với tôi; tôi có nhiều việc phải hoàn thành.)

Việc áp dụng các bước từ chối hiệu quả, như mở đầu bằng lời cảm ơn, sử dụng từ vựng đối lập, đưa ra lý do hợp lý và đề nghị thay thế, sẽ giúp bạn truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và tế nhị. Hãy luyện tập những cách từ chối này để giao tiếp trở nên chuyên nghiệp và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.