Tin tức

Thế nào là mũi gồ? Có thể chỉnh sửa dáng mũi này được không?

1. Mũi gồ có đặc điểm như thế nào?

Chiếc mũi gồ không thẳng như bình thường mà sẽ có một điểm đứt gãy, nhô cao hơn ở phần sống mũi. Nếu nhìn từ góc nghiêng, bạn có thể nhận biết rất rõ tình trạng này. Có thể chia thành 2 dạng như sau:

Không phải ai cũng hài lòng về dáng mũi của mình

+ Mũi có một điểm nhô lên trên sống mũi. Chiều dài của mũi được chia thành 2 phần rất rõ ràng, đúng theo tỉ lệ 1:2.

+ Mũi gồ bị khoằm, phần dưới cong giống như hình yên ngựa.

- Về nhân tướng học, mũi gồ không được đánh giá là dáng mũi đẹp và người sở hữu dáng mũi này thường gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống.

+ Với nam giới: Dáng mũi gồ mang ý nghĩa phong thủy không tốt. Những người này thường có tính cách nhiệt tình trong công việc, chân thành với mọi người. Tuy nhiên, những người này thường dễ bị lừa gạt và cướp công. Chính vì thế, những người này dù làm việc rất chăm chỉ nhưng hay bị cướp thành quả, rất lận đận trong sự nghiệp và làm công việc gì cũng rất vất vả, lận đận. Không những vậy, cuộc sống của họ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Chuyện tình cảm gặp nhiều biến cố, gia đình không êm ấm và họ có thể phải sống cô độc khi về già.

+ Đối với nữ giới: Theo nhân tướng học, người sở hữu chiếc mũi gồ thường có tính cách khá mạnh mẽ. Do cái tôi quá lớn khiến họ khó hòa nhập được với mọi người nên gặp nhiều khó khăn khi hợp tác, làm ăn kinh doanh. Họ không thích kết bạn và thường không có nhiều mối quan hệ xã hội.

Nữ giới sở hữu chiếc mũi gồ thường gặp nhiều khó khăn trong công việc, khó thăng tiến, tài chính không dư giả. Không những vậy, cuộc sống hôn nhân của họ cũng có thể gặp nhiều mâu thuẫn, gia đình không hạnh phúc.

2. Mũi gồ là do những nguyên nhân nào?

Rất nhiều nguyên nhân khiến bạn sở hữu một chiếc mũi gồ, trong đó các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến:

- Di truyền học: Mũi gồ có thể không rõ ràng ngay từ thời thơ ấu mà nó có thể phát triển và những đặc điểm của mũi sẽ được nhận thấy rõ khi bạn trải qua tuổi dậy thì.

- Chấn thương: Nếu gặp phải chấn thương ở sống mũi, bạn cũng có thể bị mũi gồ ở những mức độ khác nhau. Tình trạng gãy xương sống mũi cũng có thể dẫn đến mũi gồ trong trường hợp sụn và xương lành lại nhưng không đồng đều.

3. Mũi gồ có gây khó thở?

Nhiều người cho rằng mũi gồ có thể gây khó thở. Tuy nhiên, đặc điểm này của mũi không gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Trong một số trường hợp, mũi gồ có thể khiến những cấu trúc của xương và sụn bị ảnh hưởng nhưng ít có nguy cơ làm cản trở quá trình mũi hít vào và thở ra.

Nhiều người cho rằng mũi gồ gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp

Với những bệnh nhân bị chấn thương mũi, người bệnh có thể bị gồ mũi và kèm theo lệch vách ngăn mũi. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, dù có phẫu thuật để cải thiện tình trạng gồ mũi cũng chưa chắc có thể cải thiện tình trạng khó thở của người bệnh.

Thông thường, cắt mũi gồ là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, nó không phải là nhu cầu y tế bắt buộc. Các trường hợp đi phẫu thuật mũi gồ thường xuất phát từ nguyên nhân không hài lòng với dáng mũi của mình.

4. Làm thế nào để khắc phục mũi gồ?

Có nhiều phương pháp giúp bạn khắc phục tình trạng mũi gồ, trong đó những cách dưới đây được cho là phổ biến:

- Nâng mũi hở: Đây là cách khắc phục mũi gồ khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân. Sau đó, rạch một đường nhỏ để có thể quan sát được phần xương và sụn ở dưới da mũi. Từ đó, cắt bỏ và đặt lại xương mũi để định hình lại hình dạng mũi. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ nẹp hoặc bó bột trong khoản 1 tuần. Để có thể hồi phục hoàn toàn, bạn cần khoảng 3 tuần.

Có nhiều phương pháp nâng mũi

- Nâng mũi vùng kín: Là cách chỉnh lại hình dạng mũi thông qua lỗ mũi. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ không cần rạch một đường trên sống mũi. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bằng cách thao tác qua lỗ mũi, bác sĩ sẽ chỉnh lại xương và sụn phía trên. Phương pháp này thường không mất quá nhiều thời gian để phục hồi. Sau khoảng 1 đến 2 tuần, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn.

Nhiều người lo lắng về việc mũi gồ tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên, vùng mũi gồ ít có nguy cơ tái phát sau khi đã được loại bỏ. Sau phẫu thuật, một số người có thể xuất hiện vết chai ở nơi lấy xương, sụn và nó có thể giống với gồ mũi.

Phẫu thuật mũi gồ cũng giống như các loại phẫu thuật khác, tiềm ẩn nguy cơ sưng bầm, viêm nhiễm. Hầu hết những triệu chứng này sẽ giảm dần sau một tuần. Để hạn chế những nguy cơ rủi ro này, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ chuyên môn cao để thực hiện.

- Nâng mũi không phẫu thuật: Đây là cách dùng chất làm đầy da để lấp đầy vùng mũi quanh vị trí gồ, từ đó khiến sống mũi của bạn đồng đều hơn. Thủ thuật này có thể duy trì kết quả từ 6 tháng đến 2 năm. Khi thực hiện, bác sĩ cũng cần gây tê tại chỗ và thời gian thực hiện khoảng nửa giờ. Phương pháp này ít tốn kém hơn so với phẫu thuật nâng mũi và thời gian phục hồi cũng nhanh hơn rất nhiều.

Dù điều trị mũi gồ bằng phẫu thuật hay không phẫu thuật, bạn đều cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế nguy cơ rủi ro, tác dụng phụ, đặc biệt là để kéo dài thời gian duy trì thành quả. Nếu có bất thường sau phẫu thuật nâng mũi, cần liên hệ sớm với bác sĩ.

Bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy để nâng mũi

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về đặc điểm của mũi gồ và những cách khắc phục tình trạng này để có khuôn mặt hài hòa, cân đối hơn. Nếu có ý định nâng mũi, bạn hãy tham khảo nhiều nguồn thông tin, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy để có thể chỉnh sửa mũi như mong muốn và bảo đảm an toàn.