Đơn vị:

Căng cơ đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bùi Việt

Căng cơ đùi là một chấn thương phổ biến khi chơi thể thao. Tình trạng không chỉ gây đau đớn, khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy căng đau cơ đùi là tình trạng gì, nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp băn khoăn này, cùng theo dõi nhé!

1. Căng cơ đùi là tình trạng gì?

Căng cơ đùi là tình trạng chấn thương của một trong 3 nhóm cơ đùi gồm cơ gân kheo, cơ tứ đầu và cơ phụ. Chấn thương này thường xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức dẫn đến sợi cơ bị tổn thương, đứt hoặc rách.

Căng cơ đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Căng cơ đùi là chấn thương xuất hiện ở gần điểm nối của các mô liên kết cứng và xơ của gân.

Khi bị căng cơ đùi, bạn có thể cảm nhận được những cơn đau nhức đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Đi kèm với đó là tình trạng bầm tím, sưng ở vị trí bị tổn thương. Điều này khiến bạn không thể tham gia các môn thể thao như bóng rổ, chạy bộ, bóng đá,… thậm chí, việc đi lại bình thường lúc này cũng rất khó khăn.

2. Triệu chứng nhận biết căng cơ đùi

Các dấu hiệu cho thấy cơ đùi đang bị căng, kéo giãn quá mức gồm có:

  • Cảm thấy đùi phát ra tiếng kêu ‘lộp bộp’ hoặc đứt ‘phựt’ khi cơ đùi bị rách.
  • Chạm vào vùng đùi bị tổn thương có cảm giác mềm.
  • Cơn đau cơ đùi đột ngột và dữ dội.
  • Đùi bị sưng ngay khi bị căng cơ quá mức.
  • Vết bầm tím thường kéo dài từ phía sau đùi đến bắp chân và mắt cá chân.
  • Yếu cơ, giảm khả năng vận động.
  • Trường hợp rách gân cơ đùi sau khiến bệnh nhân đau khi ngồi.

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này, người bệnh cần đặc biệt lưu ý, nghỉ ngơi và theo dõi biểu hiện đau để thăm khám kịp thời.

3. Nguyên nhân gây căng cơ đùi do đâu?

Cơ đùi bị căng, mỏi có thể là hệ quả của một số nguyên nhân như sau:

3.1 Vận động cơ đùi quá mức

Căng cơ đùi thường xảy ra khi bạn tập luyện các môn như nhảy cao, nhảy xa,… hoặc bộ môn có tính lặp đi lặp lại các động tác chân. Bởi các hoạt động khiến cơ ở đùi hoạt động quá mức gây ra tình trạng căng cơ và đau nhức dữ dội.

3.2 Căng cơ đột ngột

Các bó cơ ở đùi có thể bị kéo căng quá mức sau một chuyển động đột ngột làm lấn át sức của những sợi cơ. Điều này thường xảy ra ở những bạn chơi bóng rổ, chạy điền kinh, bóng đá, bóng chày,… Trong các trường hợp nặng, căng cơ đột ngột có thể gây ra rách cơ và kèm theo đau nhức dữ dội và sưng bầm.

3.3 Căng thẳng kéo dài

Căng và đau cơ bắp đùi có thể xảy ra nếu cơ thể bị căng thẳng, stress kéo dài. Bởi vì trên thực tế, khi di chuyển bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể, não sẽ gửi tín hiệu để các cơ co lại và thắt chặt. Ngay sau đó, chúng sẽ tự động thư giãn để chuẩn bị cho những lần co cơ tiếp theo.

Tuy nhiên, sự không ổn định của hệ thần kinh do lo lắng kéo dài có thể làm não liên tục gửi tín hiệu giả đến các cơ. Điều này làm cơ nhóm đùi co lại khi không cần thiết. Lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng cơ đùi co thắt quá mức gây căng, đau.

3.4 Ảnh hưởng do bệnh lý

Tình trạng căng cơ đùi xảy ra có thể do tác động của một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh xơ cứng teo cơ bên, hội chứng mệt mỏi mãn tính, hội chứng khoang gắng sức mãn tính, chèn ép dây thần kinh,… Nếu bị căng cơ do bệnh lý bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Căng cơ đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Các bệnh lý liên quan đến cơ xương có thể khiến cơ đùi bị tổn thương, dẫn đến căng và đau nhức dữ dội.

3.5 Cơ thể mất nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất của cơ thể và đảm bảo nhóm cơ hoạt động bình thường. Do đó, việc không bổ sung đủ nước mỗi này hoặc mất nước do bệnh lý có thể làm tăng tỷ lệ chấn thương căng cơ đùi xảy ra.

3.6 Ít vận động nên cơ yếu và kém đàn hồi

Những bạn ít vận động cũng có nguy cơ bị căng cơ đùi cao. Vì điều này sẽ khiến các nhóm cơ đùi yếu đi và không chịu được áp lực của các cử động thông thường. Qua đó, dẫn đến chấn thương và khiến cơ đùi đau, mỏi.

4. Căng cơ đùi có nguy hiểm không?

Tình trạng căng cơ đùi được chia thành 3 cấp độ:

  • Căng cơ độ I (nhẹ): Đây là tình trạng căng cơ ảnh hưởng đến một số lượng ít các sợi cơ đùi. Ở mức độ này, bạn không chỉ cảm thấy căng tức, đau nhói ở đùi mà còn gặp khó khăn khi đi bộ và chạy. Đối với căng cơ đùi độ I, vùng tổn thương không có dấu hiệu sưng hay bầm tím. Đồng thời, cơn đau cơ đùi chỉ kéo dài trong khoảng 1 ngày.
  • Căng cơ độ II (trung bình): Đây là tình trạng có gần ½ số cơ đùi bị rách. Cơn đau cơ cấp độ II khiến bạn không thể tiếp tục vận động (đá, nhảy hoặc chạy). Ngoài đau nhức, vùng đùi bị tổn thương còn sưng tấy và bầm tím nhẹ. Khi ấn vào vị trí bị rách cơ, bạn có cảm giác đau nhói như kim đâm.
  • Căng cơ cấp III (nghiêm trọng): Đây là tình trạng nhóm cơ đùi đứt hoàn toàn. Trong trường hợp này, bạn sẽ có cảm giác đau cơ đùi trước dữ dội khiến việc đi lại gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tại vùng cơ bị tổn thương còn xuất hiện sưng tấy và bầm tím.

Nhìn chung, căng cơ đùi có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và hiệu suất hoạt động của người bệnh. Thậm chí, người bệnh gặp khó khăn ngay cả khi ngồi xuống và đứng lên. Hơn nữa, nếu không điều trị sớm, đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Hạn chế hoặc mất khả năng vận động, tăng nguy cơ dị tật.
  • Teo cơ chân.
  • Gãy xương do cơ căng quá mức.
  • Hội chứng khoang.

5. Cách chẩn đoán đau cơ đùi

Bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây đau cơ đùi, cụ thể;

- Khám lâm sàng: Bác sĩ và người bệnh trao đổi về triệu chứng, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh,… Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uốn cong và duỗi thẳng đầu gối để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

- Khám cận lâm sàng: Bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh để củng cố độ chính xác của chẩn đoán:

  • Chụp X-quang để xác định căng cơ có phải do gãy xương hoặc chấn thương ở xương.
  • Chụp cộng hưởng MRI để đánh giá thêm các cơ và gân ở chân. Đồng thời xác định những tổn thương cơ sâu và tiềm ẩn.
  • Siêu âm cơ có thể được chỉ định để kiểm tra mức độ rách cơ và cấu trúc mô mềm.

Căng cơ đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây đau đùi chính xác.

6. Các cách điều trị tình trạng căng cơ đùi

Khi bị căng cơ đùi, bạn cần làm gì? Dưới đây là các cách phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

6.1 Áp dụng biện pháp RICE tại nhà

Bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để thuyên giảm cơn đau do căng cơ ở đùi gây ra:

  • Rest (nghỉ ngơi): Hạn chế vận động và chú trọng nghỉ ngơi để tránh đè nén trọng lượng lên chân. Cách này sẽ giúp cơn đau cơ ở đùi thuyên giảm đáng kể.
  • Ice (chườm đá): Nhiệt độ thấp từ túi chườm lạnh khi áp lên vùng đùi bị tổn thương có thể giúp xoa dịu cơn đau buốt, đồng thời giảm sưng tấy hiệu quả. Theo đó, bạn nên chườm lạnh vùng đùi bị đau trong 20 phút và lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Compression (băng ép): Để hạn chế tình trạng sưng đau cơ đùi, bạn có thể bó phần đùi bị đau bằng băng mềm hoặc gạc đàn hồi.
  • Elevation (kê cao vị trí chấn thương): Bạn nên giữ cho chân cao hơn tim bất cứ khi nào có thể để là giảm thiểu tình trạng sưng, bầm tím.

6.2 Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể làm dịu cơn đau cơ đùi bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs như ibuprofen, naproxen,… Lưu ý, biện pháp này chỉ có tác dụng ngắn hạn, không thể điều trị tận gốc cơn đau nhức bắp đùi. Hơn nữa, sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên còn dẫn đến những tác dụng phụ nguy hại cho dạ dày, gan, thận,… Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

6.3 Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu

Hiện nay, y học hiện đại đánh giá Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị căng cơ đùi hiệu quả, lành tính nhờ không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Với Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), bác sĩ ứng dụng các kỹ thuật nắn chỉnh đưa hệ cơ xương và hệ thần kinh về đúng vị trí ban đầu để giải phóng sự chèn ép cơ - nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức. Điều này giúp cầu trúc cơ đùi phục hồi, tình trạng sưng đau cũng dần cải thiện và biến mất.

Phương pháp vật lý trị liệu gồm các liệu pháp cơ học, ánh sáng, nhiệt, sóng âm,… có tác dụng kích thích quá trình lành thương. Qua đó giúp tăng cường sức mạnh và duy trì tính linh hoạt của cơ đùi, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương.

Bằng liệu trình kết hợp trên, hơn 18 năm qua, Phòng khám ACC đã điều trị thành công nhiều trường hợp căng cơ đùi do chèn ép dây thần kinh, sai lệch cấu trúc xương khớp. Điều trị tại ACC, khách hàng an tâm:

  • 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản, có đầy đủ bằng cấp - chứng chỉ và am hiểu chuyên sâu về cấu tạo cơ xương. Cùng kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ xây dựng liệu trình điều trị tối ưu, chữa lành cơn đau do căng cơ đùi hiệu quả.

Căng cơ đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bác sĩ ACC được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm đảm bảo chẩn đoán và tư vấn liệu trình điều trị căng cơ đùi đúng hướng, hiệu quả.

  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa theo từng tình trạng căng đau cơ đùi và các vấn đề sức khỏe khác. Nhờ tác động đúng cách ngay từ đầu, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe cơ đùi và cải thiện khả năng vận động.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe của bạn. Những máy móc điển hình như máy kéo giãn giảm áp lực cột sống DTS, tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave,…
  • Luôn có bác sĩ - điều dưỡng viên đồng hành và hướng dẫn cặn kẽ khi tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học trong suốt hành trình phục hồi sức khỏe cơ đùi.

>> ACC luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn chữa lành cơn đau cơ xương khó chịu. LIÊN HỆ với ACC ngay nếu bạn đang phải chịu đựng tình trạng đau nhức do căng cơ đùi.

6.4 Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu là giải pháp giảm đau cơ đùi tốt và lành tính. Để thực hiện, các chuyên viên sẽ dùng tay kết hợp với một số thiết bị hỗ trợ chuyên dụng tác động sâu vào phần mô cơ bị tổn thương, từ đó giúp các múi cơ đùi thả lỏng. Như vậy, tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể mà không cần dùng thuốc. Ở Việt Nam, phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị chuyên khoa có khả năng đáp ứng được vấn đề này.

6.5 Phẫu thuật

Trong trường hợp căng cơ đùi nghiêm trọng và các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật đùi. Tuy nhiên, chỉ định này cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, yếu cơ hoặc bại liệt.

7. Lời khuyên giúp ngăn ngừa căng cơ đùi quá mức

Để ngăn ngừa đau cơ đùi, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Tăng cường độ dẻo dai cho cơ bắp đùi bằng việc luyện tập thường xuyên. Đối với những bạn làm việc văn phòng, bạn nên tập thói quen đứng lên, co duỗi nhẹ nhàng sau 1 - 2 giờ.
  • Khởi động trước khi tập thể dục để làm nóng cơ thể và giảm áp lực lên các cơ một cách đột ngột.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh thuốc lá và rượu bia.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn hãy tập thói quen uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày) để ngăn ngừa tình trạng căng cơ do cơ thể thiếu nước.
  • Vận động hợp lý, tránh luyện tập quá sức có thể làm cho cơ đùi đau nhức, cảm giác rã rời vào ban đêm.

>>> Tham khảo thêm: Các bài tập thư giãn cơ cho dân văn phòng

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu căng cơ đùi là bệnh gì cũng như tìm ra được cách điều trị và phòng ngừa tình trạng tốt nhất. Lưu ý, khi cơn căng đau cơ đùi kéo dài và chăm sóc tại nhà không cải thiện, bạn cần đi khám ngay để tránh những biến chứng khó lường.

Xem thêm: >>> Nguyên nhân gây ra tình trạng đau căng cơ và liệu pháp khắc phục >>> Nguyên do gây ra căng cơ bắp chân và cách khắc phục hiệu quả >>> Những điều nên biết về căng cơ và bong gân