Đơn vị:

Công dụng ít ai biết của củ bạc hà núi

Bùi Việt

Cây bạc hà có thể rất quen thuộc với nhiều người nhưng củ bạc hà núi thì lại rất ít người biết. Bạc hà núi chỉ có ở vùng núi và có nhiều công dụng, được bà con sử dụng trong nhiều trong các bài thuốc dân tộc.

Giới thiệu về củ bạc hà núi

Cây bạc hà núi còn có tên gọi khác là cỏ vấp thơm, bạc hà nam,… thuộc họ cây bạc hà. Bạc hà núi có mùi thơm và vị cay nồng nên được dùng trong nấu ăn và chế biến thảo dược.

Công dụng ít ai biết của củ bạc hà núi
Cây bạc hà núi có nhiều tên gọi khác nhau như cỏ vấp thơm, bạc hà nam...

Bạc hà núi mọc thành chùm, có chiều rộng và chiều cao khoảng 30 - 50cm. Thân cây mọc đứng và gốc hóa gỗ, lá cây mọc đối xứng hình trái xoan, có màu xanh sẫm và có lông mềm ở trên. Lá bạc hà núi rất giàu limonene, menthone, pungeon và tinh dầu bạc hà. Tất cả các thành phần hoạt tính sinh học này có tác dụng kỳ diệu khiến cho bạc hà núi hương thơm đặc trưng và tác dụng dược lý tuyệt vời.

Hoa của cây bạc hà núi có màu tím nhạt, mọc ở kẽ lá thành chùy, có lông. Quả của cây có 4 nang cứng, nứt thành bốn mảnh với bốn nhân, mỗi nhân một hạt. Hạt cây bạc hà núi mất 7 đến 14 ngày để nảy mầm. Cây con cho lá rất thơm, lá và hoa của cây bạc hà núi có thể được phơi khô trong không khí để sử dụng lâu dài sau này.

Bạc hà núi là loại cây lâu năm phát triển chậm, có thể trồng trong nhà và ngoài trời. Đối với môi trường ngoài trời, cây phát triển mạnh vào mùa xuân hè, cây ra hoa vào mùa hè và khi quả già sẽ tự mở để hạt thoát ra khỏi cây.

Cây bạc hà núi phân bố ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở các tỉnh vùng núi sát biên giới Trung Quốc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Dương, Bắc Giang…

Công dụng ít ai biết của củ bạc hà núi
Cây bạc hà núi thường mọc ở các vùng núi cao như Lạng Sơn, Quảng Ninh,...

Tác dụng của củ bạc hà núi

Củ bạc hà núi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người dân sử dụng củ bạc hà núi và các bộ phận khác của cây để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tác dụng của củ bạc hà núi là:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Cây bạc hà núi có tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng kháng khuẩn vừa phải với trực khuẩn Bacillus subtilis.
  • Tác dụng chống ho: Dùng nước sắc từ cây bạc hà núi giúp làm giảm cơn ho hiệu quả.
  • Tác dụng cầm máu: Sử dụng cao bạc hà núi giúp cầm máu, thời gian chảy máu rút ngắn hơn. người dân thường dùng thuốc chế từ củ bạc hà núi để điều trị các vết thương ở vật nuôi trong nhà.
  • Điều trị ho gà: Dùng nước sắc từ cây bạc hà núi cho trẻ em bị ho gà, kết quả thấy sau ba ngày đã đỡ nhiều hoặc khỏi hẳn mà không có tác dụng phụ nào.
  • Hoạt tính chống viêm: Chiết xuất ethanol từ củ bạc hà núi có tác dụng chống viêm, có niềm tin trở thành nguyên liệu sản xuất các sản phẩm chống viêm.
  • Hỗ trợ tiêu hóa : Tính mát lạnh của bạc hà núi được biết là có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó tiêu và đầy hơi.
  • Diệt côn trùng: Tinh dầu từ cây bạc hà núi có tác dụng diệt côn trùng, nhất là với mọt ngô Sitophilus zeamais.
  • Giảm đau : Đặc tính chống viêm của bạc hà núi có thể giúp giảm đau, đặc biệt là đau đầu và đau bụng kinh nguyệt.
  • Hỗ trợ hô hấp : Bạc hà núi thường được sử dụng để làm giảm nghẹt mũi và làm dịu cơn ho do đặc tính thông mũi tự nhiên của nó.
  • Tác dụng chống bệnh bạch cầu: Hoạt chất Incanone được phân lập từ cây bạc hà núi có tác dụng chống lại các tế bào bệnh bạch cầu ở người.
  • Giảm căng thẳng : Hương thơm nhẹ nhàng của bạc hà núi có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, thúc đẩy thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thuốc mỡ: Dầu ngâm bạc hà núi được thêm vào sáp ong để tạo thành thuốc mỡ.
  • Siro: Một nắm lá bạc hà khô được đun sôi trong dung dịch đường một lúc để tạo thành siro bạc hà núi.
  • Dầu ngâm: Lá và hoa bạc hà núi có thể được ngâm trong bất kỳ loại dầu nào để tạo thành dầu ngâm bạc hà núi.
Công dụng ít ai biết của củ bạc hà núi
Tác dụng của củ bạc hà núi trong điều trị ho gà

Cây bạc hà núi vốn đã có mùi thơm nồng nhưng khi vò nát, mùi bạc hà càng trở nên nồng hơn. Con người đã sử dụng bạc hà núi từ lâu, thêm nó vào các món ăn để mang lại hương vị thơm ngon hơn. Người dân bản địa thường uống trà từ lá cây bạc hà núi vì nó có nhiều đặc tính chữa bệnh. Một số trong số này bao gồm điều trị loét miệng, ho, cảm lạnh, khó tiêu, bệnh nướu răng,…

Một số bài thuốc từ cây bạc hà núi

Một số bài thuốc dân gian từ cây bạc hà đã được lưu truyền và áp dụng mang lại nhiều hiệu quả điều trị cho người bệnh, phổ biến như:

  • Bài thuốc điều trị viêm dạ dày: Chuẩn bị 30g cây bạc hà núi đã phơi khô, 15g địa du mang đi sắc lấy nước uống mỗi ngày một lần. Uống liên tiếp 10 ngày sẽ có hiệu quả nhất định.
  • Bài thuốc điều trị đau mỏi lưng: Chuẩn bị 40g cây bạc hà núi đã phơi khô, cho vào ấm sắc thuốc, sắc vài lần rồi chắt lấy nước hòa cùng 1 chén rượu rồi uống.
  • Bài thuốc chữa ho gà: Dùng nước sắc từ cây bạc hà núi đã phơi khô, với trẻ em từ 1 - 3 tuổi dùng 30g, trẻ em từ 3 - 5 tuổi dùng 45g, trên 5 tuổi dùng 60 - 100g/ngày.
  • Bài thuốc điều trị mụn nhọt: Giã cây bạc hà núi tươi và đắp lên vết mụn nhọt.
  • Thuốc cồn: Ngâm lá bạc hà tươi hoặc khô cắt nhỏ vào rượu ngũ cốc trong 4 đến 6 tuần. Lọc lấy chất lỏng và đặt nó ở nơi tối và khô để bảo quản.
  • Pha trà: Dùng 1 đến 2 thìa cà phê lá bạc hà núi phơi khô rồi ngâm trong nước sôi trong 5 đến 10 phút để tạo thành trà bạc hà núi. Trà bạc hà có tác dụng giảm mệt mỏi, giảm đau, nhuận tràng, điều hòa kinh nguyệt,…
  • Thuốc xua đuổi côn trùng: Cây bạc hà núi phơi khô, nghiền thành bột rồi rắc quanh nhà hoặc chà xát lên quần áo có tác dụng xua đuổi côn trùng.
Công dụng ít ai biết của củ bạc hà núi
Uống trà bạc hà núi giúp giảm mệt mỏi, đau bụng kinh,...

Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã chia sẽ đến bạn đọc những thông tin hữu ít về công dụng ít ai biết đến của củ bạc hà núi. Bạc hà núi là một loại cây khá cứng cáp, có thể tồn tại trong nhiều điều kiện khác nhau. Củ bạc hà núi cũng có nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh lý mà không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo hướng dẫn của chuyên gia trước khi tự ý sử dụng loại dược liệu này.

Xem thêm:Ăn bánh quy có béo không? Mẹo nhỏ ăn bánh quy mà không lo béo