Đơn vị:

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam

Bùi Việt

1. Tìm hiểu những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định

Được mệnh danh là "miền đất võ”, Bình Định là nơi sinh ra và lớn lên của nhiều anh hùng dân tộc, nhân vật văn hóa, nhà thơ vĩ đại. Dưới đây là tiểu sử của những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định được lịch sử ghi công.

1.1. Quang Trung - Một trong 14 vị anh hùng Việt Nam

Khi nhắc tới những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định, người đầu tiên luôn được mọi người nhắc tới chắc chắn là Vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Vua Quang Trung (1753-1792) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc.

Quang Trung Nguyễn Huệ là vị anh hùng áo vải đã lật đổ cả hai khởi nghĩa thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, lập nên những thắng lợi vẻ vang trước quân xâm lược Xiêm và Mãn Châu, thực hiện được khát vọng dân tộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ 18.

Vua Quang Trung còn ra sức xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc, ban hành Chiếu lệnh thành lập trường học cùng khuyến khích các xã mở trường học, từ đó tiếng nói dân tộc được coi trọng. Nhưng tiếc thay, khi đất nước đang trên đà chuyển mình đầy hứa hẹn thì ngày 16/9/1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời ở độ tuổi 39.

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là vị vua thứ hai của nhà Tây Sơn

1.2. Bùi Thị Xuân - Nữ tướng đánh giặc thời Tây Sơn

Bùi Thị Xuân (1752-1802) là nữ tướng thời Tây Sơn, vợ của Trần Quang Diệu - vị anh hùng giữ chức vụ Thái phó của cuộc khởi nghĩa. Bà là một trong năm người phụ nữ kiệt xuất của triều đại Tây Sơn, mang tên Tây Sơn ngũ phụng thư.

Khi còn nhỏ, Bùi Thị Xuân đã nhanh chóng thông thạo võ thuật. Đến năm 20 tuổi, bà đã cầm kiếm đánh giặc để cứu Trần Quang Diệu khỏi nguy hiểm. Sau này, hai vợ chồng trở thành tướng quân kiệt xuất dưới thời vua Quang Trung.

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định - Bùi Thị Xuân

1.3. Tăng Bạt Hổ - Chí sĩ Việt Nam tham gia chống Pháp

Tăng Bạt Hổ tham gia phong trào khởi nghĩa Cần Vương cùng với Mai Xuân Thưởng từ 1885-1887. Sau khi phong trào kết thúc, ông ra nước ngoài theo đuổi nghề hàng hải và phiêu du nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… Vì vậy, ông có cơ hội quan sát và mở mang tầm mắt với nền văn minh nước ngoài.

Năm 1903, ông về nước, tình nguyện hướng dẫn các anh hùng Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính sang Nhật Bản, tổ chức phong trào Đông Du. Năm 1905, ông mang bài “Khuyên thanh niên du học” của Phan Bội Châu về nước, phổ biến và truyền dạy trong nước. Năm 1906, ông lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 48.

1.4. Chiến sĩ dũng cảm trẻ tuổi Ngô Mây

Ngô Mây là anh hùng đánh bom liều chết với giặc, là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định. Ngô Mây sinh sống tại làng Viễn Triêm, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Năm 1946, Ngô Mây đi lính và tham gia vào chiến trường khi chỉ mới vừa tròn 22.

Ngày 24/10/1947, trong trận đánh với địch ở rừng Suối Vôi, vì sự chênh lệch về vũ khí, trang bị cũng như lực lượng và kinh nghiệm chiến đấu, do đó phần thắng nguyên về phía địch. Trong vài giây tích tắc, anh hùng Ngô Mây đã chộp lấy bom lao vào giữa đội hình của chúng, tiêu diệt hơn một nửa lính giặc, mở đường cho cả đại đội lao vào đánh bại cuộc tấn công của chúng.

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Tượng đài của anh hùng chiến sĩ Ngô Mây tại Bình Định

1.5. Mai Xuân Thưởng - Vị anh hùng một lòng yêu nước, thương dân

Mai Xuân Thưởng (1860 - 1887) quê ở làng Phù Lạc, xã Bình Thạnh, huyện Tây Sơn, là học giả và nhà lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ 19.

Năm 1885, khi bị quân Pháp đến đàn áp, ông được phong làm tướng đứng đầu cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Đào Doãn Dịch khởi xướng. Năm 1887, ông bị quân giặc giam giữ và bị xử trảm tại Gò Chàm. Vào những giây phút cuối cùng, ông vẫn một lòng hướng về tổ quốc.

1.6. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ y tế đầu tiên của Việt Nam

Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968) sinh ra ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là một nhà y học đình đám của Việt Nam. Ông thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội, sau đó sang Pháp nghiên cứu y học tại Paris năm 1934. Tại Pháp, ông được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao ở vùng núi phía Đông.

Năm 1936, ông trở về Việt Nam để hỗ trợ và điều trị cho các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước ta.

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Tượng đài của Bộ trưởng Bộ y tế đầu tiên của Việt Nam Phạm Ngọc Thạch

1.7. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ đình đám ở Bình Định. Ông được biết đến với phong trào Thơ Mới. Thơ của Xuân Diệu thể hiện một triết lý bi quan, vô vọng về tình yêu, nhưng lại có sự thôi thúc tiềm ẩn, đôi khi lại bừng lên sức sống mãnh liệt trong thời kỳ chiến tranh. Do đó, ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”.

1.8. Nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam Đào Tấn

Có thể khi nhắc đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định hiếm ai nhớ được cái tên Đào Tấn nhưng ông lại là một trong những người mở đường cho phong trào nhạc tuồng của Việt Nam. Đào Tấn (1845-1907) là học trò tú tài Nguyễn Diệu, một nhà soạn nhạc tuồng nổi tiếng ở thế kỷ 19.

Đào Tấn được coi là người sáng lập ra ngành hát bội, người đã viết nhiều vở tuồng và tạo được tiếng vang trong thể loại này. Ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ với hàng chục vở tuồng kịch hay như Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Phi Phụng…

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Đào Tấn - Người mở đường cho phong trào nhạc Tuồng ở Việt Nam

1.9. Hàn Mặc Tử - Nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam

Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) sinh ra tại Quảng Bình nhưng chủ yếu sống và làm việc ở tỉnh Bình Định. Ông là nhà thơ kiệt xuất của Việt Nam, người khởi xướng trường phái thơ tự do và tiên phong trong thể loại thơ lãng mạn hiện đại. Sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử bắt đầu khi ông chỉ mới 16 tuổi. Đáng chú ý, trong sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử, những bóng hồng trong cuộc đời ông chính là nguồn cảm hứng trong các tác phẩm nổi tiếng.

Trên con đường sự nghiệp ngày càng thăng hoa, ông được phát hiện mắc bệnh phong, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Năm 1940, sau khi chống chọi với bệnh tật, nhà thơ Hàn Mặc Tử qua đời khi còn rất trẻ. Sự ra đi của nhà thơ Hàn Mặc Tử là một mất mát lớn cho văn học Việt Nam lúc bấy giờ.

2. Diễn biến phong trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại Bình Định

Từ tháng 3 đến đầu tháng 8/1945, các cuộc nổi dậy giành chính quyền ở các địa phương trong tỉnh Bình Định liên tục nổ ra. Tại thành phố Quy Nhơn, sáng ngày 23/8/1945, toàn dân đều sôi sục khí thế cách mạng. Hàng nghìn công nhân, người lao động và các tầng lớp khác nhau đã diễu hành rầm rộ về phía sân vận động Quy Nhơn.

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 tại Bình Định

Tại đây, trước sự chứng kiến ​​của hơn 10.000 người, đại diện Ban khởi nghĩa tỉnh Bình Định đã đứng lên triệu tập quần chúng nhân dân tham gia khởi nghĩa phong trào Cách mạng tháng Tám. Sau đó, toàn dân được các đội tự vệ dẫn đầu đi cứu nước.

Đến ngày 31/8/1945, với sự động viên mạnh mẽ từ toàn thể nhân dân, cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đã giành chiến thắng trên toàn tỉnh. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Bình Định là kết quả nỗ lực của sự chỉ đạo tài tình của những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định, Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự cổ vũ mạnh mẽ của cả nước.

3. Tìm hiểu về cội nguồn văn hóa ở vùng đất Bình Định

Không chỉ biết đến với những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định, nơi đây còn được xem là vùng đất “linh hồn” của người dân Việt Nam. Được mệnh danh là vùng đất “Võ”, Bình Định lưu giữ những kho tàng văn hóa vô giá cả vật thể và phi vật thể. Chính sự giàu có về thiên nhiên và đa dạng về văn hóa đã tạo cho vùng đất này lợi thế phát triển du lịch không thua kém các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Phú Yên,...

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Tìm hiểu văn hoá lịch sử của vùng đất và người dân Bình Định

3.1. Nền văn hoá và di tích lịch sử nổi tiếng

Tại Bình Định, nhiều nền văn hóa cổ và những thời kỳ lịch sử của văn hóa quê hương đã khiến nơi này trở nên đặc biệt trong mắt người dân Việt Nam. Quá trình lịch sử đó đã để lại cho quê hương Bình Định một hệ thống di sản phong phú, đa dạng với 35 di tích cấp quốc gia và 87 di tích cấp tỉnh.

Như đã chia sẻ những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định - Đào Tấn, ông là người đi đầu trong thể loại nhạc tuồng ở Việt Nam. Do đó, Bình Định được vinh danh là “đất tổ” của nghệ thuật Tuồng, cái nôi của nghệ thuật bài chòi. Hơn nữa, bài chòi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mang vẻ đẹp tâm linh đặc sắc của vùng đất này và đang được xây dựng trở thành thương hiệu, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách.

3.2. Nền ẩm thực phong phú tại Bình Định

Ngoài cảnh đẹp và di tích lịch sử, ẩm thực cũng để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Đến Bình Định, bạn không thể bỏ qua những món ăn độc đáo, đặc trưng của văn hóa miền biển. Người dân ở đây thường ăn cơm với cá ngừ om ngọt hoặc bánh canh cá thu, chả cá, cháo cá, cháo hàu, bún tôm, bún cá…

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định góp phần tạo nên chữ S Việt Nam
Nền ẩm thực nổi tiếng và phong phú của người dân Bình Định

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm cùng với sự khéo léo, người Bình Định đã sáng tạo ra vô số món ăn độc đáo với hương vị tuyệt vời. Hiện nay, rất nhiều đặc sản Bình Định cũng có mặt khắp nơi trên Việt Nam, thậm chí cả nước ngoài. Tuy nhiên, bạn nên thưởng thức trực tiếp tại Bình Định để thưởng thức trọn vẹn hương vị cũng như cảm nhận sự gần gũi, thân thiện của chính người dân nơi đây.

Qua đó, những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Bình Định luôn được người dân Việt Nam nhớ tới, kính trọng và lưu truyền lại cho con cháu đời sau. Những đóng góp của ông cha ta đã giúp nền văn minh nước nhà ngày càng phát triển và bền vững trong tương lai.