Phản anh hùng là gì?
Phản anh hùng hay Anti-hero là khái niệm dùng để chỉ những nhân vật chính trong một câu chuyện nhưng lại thiết sót những phẩm chất, tính cách của một anh hùng. Khác với anh hùng, phản anh hùng đôi khi thực hiện việc làm đúng về mặt đạo đức nhưng không phải vì lí do chính đáng như bảo vệ chính nghĩa hay chống lại cái ác.
Thông thường, một phản anh hùng sẽ luôn hành động dựa trên lợi ích cá nhân của họ. Để đạt được kết quả, phản anh hùng sẵn sàng dùng bất kì cách nào, dù có là phải giết người, lừa gạt, họ vẫn chẳng mảy may nghĩ ngợi mà thực hiện nó.
Có tất cả năm cấp độ phản anh hùng khác nhau, được phân dựa trên độ “tính cách” và “hành động” của nhân vật.
Phản anh hùng cổ điển (Classical Anti-hero)
Đây là loại phản anh hùng cơ bản nhất. Thể loại nhân vật này được xây dựng với nét tính cách trái ngược hoàn toàn với hình ảnh anh hùng. Phản anh hùng cổ điền thường yếu đuối, nhát gan và vô cùng tầm thường. Tuy vậy, lớp nhân vật này vẫn hướng thiện và cố gắng thực hiện nó. Về cơ bản, phản anh hùng cổ điển thiếu mọi phẩm chất làm anh hùng nhưng họ có ý chí để trở thành anh hùng.
Trong thế giới anime/manga, điển hình nhất cho phản anh hùng cổ điển là nhân vật Nobita của Doraemon. Nobita lười biếng, nhút nhát, yếu kém, chậm chạp,…Ở cậu hoàn toàn không có điểm gì giống với một người anh hùng trừ gian diệt bạo. Tuy vậy, khi một sự kiện nào đó diễn ra và thúc ép cậu hành động, Nobita sẽ sẵn sàng đối diện với nó.
Người hùng miễn cưỡng (Knight In Sour Armor)
Giống với phản anh hùng cổ điển, lớp nhân vật này vẫn hiểu được đâu là việc nên hay không nên làm. Họ cũng có cho mình một số khả năng nhất định để thực hiện những hành động vì lẽ phải. Tuy vậy, giống như tên gọi, người hùng miễn cưỡng thường có cách đối nhân xử thế khá cục súc. Họ cũng đặt lợi ích cá nhân lên khá cao và thường chỉ hành động khi việc làm đó có đem lại giá trị nào đó cho họ. Nói chung, lớp nhân vật này thiếu đi thứ gọi là “thái độ tích cực” khi làm việc tốt. Trong anime/manga, anh hùng miễn cưỡng là loại nhân vật được sử dụng khá nhiều.
Đây có thể xem là hình mẫu của nhân vật Saitama trong One Punch Man. Thời gian đầu, Saitama luyện tập để có thể tiêu diệt bọn quái vật, anh đúng nghĩa là một anh hùng. Tuy nhiên, theo thời gian, Saitama dần không còn quan tâm quá nhiều đến tình hình thế giới hay lấy bảo vệ Trái Đất làm mục tiêu. Thay vào đó, anh tập trung vào những lợi ích cá nhân của bản thân nhiều hơn (chuyện sắm đồ giảm giá ở siêu thị chẳng hạn). Ở Saitama thiếu một chút “nổ lực” và “quyết tâm” để anh trở thành một anh hùng thực thụ.
Xem thêm: TOP 8 giả thuyết điên rồ về sức mạnh của Thành Phồng Saitama và kết thúc của One Punch Man (Phần 2)
Anh hùng thực dụng (Pragmatic Hero)
Đúng với tên gọi, anh hùng thực dụng không hề có một giới hạn nào về đạo đức. Bản thân họ có lối tư duy rất riêng và họ không ngại làm bất kì điều gì để đạt được mục đích (thông thường là mục đích tốt). Anh hùng thực dụng có thể lợi dùng người này, tấn công người kia và thường khá điên loạn với đủ trò khó hiểu. Tuy vậy, kiểu nhân vật này luôn tuân theo những điều luật, tư tưởng mình đặt ra.