Bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai do thay đổi nồng độ nội tiết tố và tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Tần số đi tiểu mỗi ngày ngoài phụ thuộc vào tuổi thai còn phụ thuộc vào một số vấn đề khác như: lượng nước uống vào mỗi ngày, có nhiễm trùng đường tiết niệu hay không?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguyên nhân khiến thai phụ đi tiểu nhiều lần khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang.
Khi đến tam cá nguyệt thứ hai, kích thước tử cung không ngừng tăng lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi, nhưng do được xương chậu nâng đỡ giúp giảm áp lực lên bàng quang nên ở nhiều người nhu cầu đi tiểu khi mang thai có xu hướng giảm.
Tam cá nguyệt thứ ba, trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu xoay đầu để chuẩn bị sinh gây áp lực lên bàng quang làm tăng tần suất đi tiểu cho mẹ bầu.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần khi mang thai ở mẹ bầu là do:
Tất nhiên việc mẹ bầu thường xuyên đi tiểu nhiều lần khi mang thai là chuyện bình thường nhưng nếu như mẹ bầu đi tiểu kèm theo nóng ruột và đau buốt thì phải đến các cơ sở chuyên khoa để khám ngay, vì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu - bang quang và niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh... Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở thận, gọi là viêm bể thận cấp tính hay nhiễm trùng thận.
Đi tiểu thường xuyên nhưng ít và không tiểu được là một trong những triệu chứng để nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có máu, đi tiểu đau.
Việc chúi người về phía trước trong khi đi tiểu nhằm tạo một lực ép lên bàng quang. Điều này giúp bàng quang của bạn có thể đẩy sạch nước tiểu ra ngoài, giúp khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu được kéo dài hơn.
Phụ nữ mang thai nên tránh các đồ uống có tính chất lợi tiểu như trà, cà phê, các loại giải khát như soda...
Bạn cần cắt giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể trước khi đi ngủ nhưng vẫn phải đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng nước. Theo Viện Y học Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên uống 8 - 10 cốc nước hoặc đồ uống khác (sữa hoặc nước trái cây) mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể có đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động.
Bạn có thể nhận biết mình uống đủ nước hay chưa thông qua việc quan sát màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt nghĩa là bạn đã uống đủ nước. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đục là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn cần lượng nước nhiều hơn so với lượng bạn đang uống mỗi ngày.
Có thể mẹ bầu không biết, nhưng việc tâm lý căng thẳng sẽ khiến cho cơ thể đi tiểu nhiều lần, vì vậy, mẹ bầu hãy thư giãn, tránh tạo áp lực cho bản thân.
Thực hiện các bài tập Kegel giúp tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu, giúp giảm tình trạng đi tiểu không tự chủ do căng thẳng và giúp dễ dàng phục hồi sau sinh. Điều thú vị là các bài tập này có thể tập bất cứ lúc nào, miễn là bạn có thời gian để tập. Hãy thực hiện khoảng 3 lần/ngày, với 10 - 20 cơn co thắt khoảng 10 giây. Bạn nên thực hiện các bài tập Kegel sớm khi mang thai và duy trì sau khi sinh để nhận được nhiều lợi ích hơn.
Hãy cố gắng đi tiểu trước khi bước lên giường ngủ. Một điều lưu ý là quãng đường từ giường ngủ đến nhà vệ sinh phải đảm bảo an toàn, không có vật cản, công tắc đèn chiếu sáng được đặt ở vị trí thuận tiện để bảo đảm an toàn.
Hãy đi tiểu ngay khi bạn có cảm giác buồn tiểu. Nguyên do là việc nhịn tiểu nhiều lần có thể khiến cơ sàn chậu bạn bị suy yếu dẫn đến tiểu không tự chủ. Do đó, nếu phải xếp hàng chờ đi tiểu ở nhà vệ sinh công cộng, bạn đừng ngần ngại khéo léo đề nghị người khác nhường chỗ cho bạn.
Nếu bị rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi hay vận động mạnh, bạn nên mang băng vệ sinh hằng ngày.
Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại hoặc đi tiểu nhiều lần do thai nhi chèn ép vào bàng quang, nhất là khi thai nhi đã lớn. Cũng vì thế mà người mẹ thường gặp nhiều các vấn đề sức khỏe như són tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu. Để tránh tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi thì người mẹ cần khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm nước tiểu đầy đủ để sớm phát hiện các bệnh lý và có hướng điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://thoitiet360.net/index.php/vi-sao-ban-di-tieu-nhieu-lan-khi-mang-thai-a10802.html