TỨ LINH- LINH THÚ THẦN THOẠI TRUNG HOA

TỨ LINH- LINH THÚ THẦN THOẠI TRUNG HOA

SƠ LƯỢC VỀ TỨ LINH

Tứ Linh, còn được gọi là Tứ Thụy, là bốn loài linh thú lớn trong thần thoại Trung Hoa và các nước Đông Á tượng trưng cho sự cát tường và điềm tốt lành, bao gồm Long (rồng), Lân (kỳ lân), Quy (rùa) và Phượng (phượng hoàng).

Tứ Linh, theo Kinh Lễ, là “Lân Phượng Quy Long”. Bên cạnh đó, cũng có “Thiên Chi Tứ Linh”, hay Tứ Tượng bao gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là đại diện của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, là khái niệm phân biệt với Tứ Linh.

Trong bốn loài thú thì kỳ lân, rồng và phượng, đều là những loài vật trong thần thoại và không có thực.

NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TỨ LINH

Tứ linh hay còn gọi là Long, Lân, Quy, Phụng được bắt nguồn và hình thành từ bốn linh thần trong tứ tượng của Trung Hoa là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.

Tứ linh được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Bốn linh thần này đại điện cho 4 nguyên tố chính là nước, lửa, đất và gió. Và mỗi vị thần sẽ có những quyền năng riêng và có nhiệm vụ canh giữ 7 trong 28 chòm sao trong thiên văn Trung Hoa.

Là một nước chịu ảnh hưởng của nền văn Trung Hoa, ở nước ta Tứ linh luôn được coi là những vị thần đem đến sự may mắn và tốt lành. Hình tượng Tứ linh được sử dụng và khắc họa khá phổ biến trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam từ kinh đô, chùa chiền cho đến nhà dân như một hiện trạng sống động của 4 linh vật này trong tâm thức người Việt.

TỨ LINH- LINH THÚ THẦN THOẠI TRUNG HOA

LINH VẬT TỨ LINH

Long ( Rồng )

Theo truyền thuyết thì rồng được coi là linh vật tối cao nhất và là con vật của trời.

Rồng được quan niệm là con vật mang lại điều tốt lành, may mắn, thuận lợi và bình an. Người xưa quan niệm rằng rồng là sứ giả của đất trời để nhân dân gửi gắm những ước nguyện như mưa thuận gió hòa,…

Rồng là con vật đứng đầu trong Tứ linh vì vậy rồng đại diện cho quẻ Chấn và mang lại dương khí, sự quật khởi, ý chí, công danh,…Chính vì vậy rồng thường xuất hiện trong

Rồng thực chất không phải là một con vật có thật. Mà nó chỉ là một sản phẩm của tưởng tượng, nghệ thuật và niềm tin mãnh liệt.

Lân là linh vật được biết đến nhiều thứ hai sau Rồng. Người xưa cho rằng sự xuất hiện của Lân báo hiệu điềm lành, thái bình, thịnh vượng sắp tới.

Ly ( Lân )

Ngoài ra Lân còn thường dùng để trấn giữ cửa nhà , hóa giải hung khí đối diện với cửa nhà khác. Bị ngã ba, ngã tư, góc nhọn chiếu thẳng vào nhà.

Ở một số nơi Lân còn được thể hiện trong tư cách đội tòa sen. Làm chỗ dựa cho Văn Phù bồ tát hay các hộ pháp. Ngoài ra Lân còn hay xuất hiện trên cách đầu cổng hay mái nhà. Chúng thể hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên và đại diện cho trí tuệ siêu phàm.

Ngoài ra kỳ lân còn một dáng hóa phân khác là con Long mã. Thường được thể hiện chạy trên sóng nước theo tích Vua Vũ trị thủy. Long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian. Hình ảnh long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.

Quy ( Rùa )

Quy được coi là con vật duy nhất trong Tứ linh tồn tại thực trong tự nhiên.

Rùa là một loài bò sát lưỡng cư. Thường có tuổi thọ rất cao. Có thể sống trong một khoảng thời gian dài mà không cần ăn vì vậy nên thường được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục.

Quy là linh vật tốt lành, mang ý nghĩa trường thọ. Có khả năng chiêu tài hòa sát, trấn trạch, rất lợi về tài lộc, thịnh vượng và bền vững lâu dài.

Quy được coi là chủ của nguồn nước, là một linh vật của đất phật. Theo văn hóa Trung Quốc Quy được miêu tả là một con rùa đầu rồng.

Phụng ( Phượng )

Theo văn hóa Trung Hoa Phụng hoàng được ví là loài chim đẹp nhất trong các loài chim.

Phụng Hoàng được phân thành 2 loại. Phụng là tên con trống và Hoàng là tên con mái.

Có rất nhiều người nhầm lẫn Loan và Phụng là cùng một loài.. Nhưng các nhà nghiên cứu đã cho biết rằng Loan và Phụng là hai loài hoàn toàn khác nhau.

Loan có thể là yêu mà cũng có thể là thần. Còn Phụng thù là thần. Về sức mạnh và huyết thống thì Loan hoàn toàn không bằng Phụng.

Vì vậy Phụng thường tượng trưng cho bầu trời. Khi nó bay hoặc múa là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ.

Chính vì vậy người ta cho rằng Phụng là hình tượng của thánh nhân, hạnh phúc.

TỨ LINH- LINH THÚ THẦN THOẠI TRUNG HOA

Ý NGHĨA CỦA TỨ LINH TRUNG HOA

Tứ linh trong phong thủy là sự biểu hiện của quyền quý, cao sang. Đồng thời, tứ linh còn tượng trưng cho điềm lành và sự cát tường. Trong văn hóa Việt Nam, tứ linh được chạm khắc rất nhiều trong kiến trúc chùa chiền. Và hình ảnh tứ linh cũng là tín ngưỡng lâu đời của người Việt.

Bên cạnh đó, trong quan niệm vua chúa ngày xưa, việc lựa chọn kinh đô của một nước cũng phải dựa trên phong thủy. Đó phải là nơi hội tụ được 4 nguyên khí của đất trời để tạo ra sự thái bình, thịnh vượng cho đất nước. Đồng thời, trên các hoa văn của cung điện hoàng cung đều chạm khắc tứ linh.

Link nội dung: https://thoitiet360.net/index.php/tu-linh-linh-thu-than-thoai-trung-hoa-a12073.html