Cá lau kiếng là một loại cá cảnh không quá xa lạ với mọi người, là loài cá giúp làm sạch bể cá cánh, nhưng cá này có ăn được không là điều mà nhiều người thắc mắc. Để giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề bà bầu ăn cá lau kiếng được không, hãy cùng tìm hiểu nội dung bên dưới nhé!
Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo bà bầu và phụ nữ đang cho con bú nên tiêu thụ khoảng 226 đến 340 gam cá mỗi tuần vì những giá trị dinh dưỡng và lợi ích mà cá mang lại:
Tại Việt Nam, cá lau kiếng còn được gọi với các tên gọi khác là cá dọn bể hay cá tỳ bà. Loài cá này thuộc loài cá nhiệt đới có tên khoa học là Hypostomus plecostomus. Thức ăn chính của chúng là rong, rêu, tảo, chất nhớt trên các bề mặt thực vật thuỷ sinh hay ở thành bể, đáy bể. Nhờ vậy mà môi trường bể có cá lau kiếng trở nên sạch sẽ, bớt chất bẩn hơn.
Vẻ ngoài của loài cá này có thân hình có màu nâu sẫm, da sần sùi, thô cứng, miệng to. Kích thước của cá lau kiếng trưởng thành thường trung bình dao động từ 25 đến 30cm vì có một số loài có thể đạt đến kích thước 70cm. Trọng lượng trung bình khoảng 1 đến 2kg.
Tuy rằng cá lau kiếng là một trong những loài cá cảnh quen thuộc, nhưng không ít người thắc mắc liệu rằng “thịt cá lau kính có ăn được không”, “cá lau kính có độc hay không", “bà bầu ăn cá lau kiếng được không",...
Vì là một loài cá cảnh quen thuộc, vẻ ngoài có vây khá sắt nhọn, lớp da thô cứng và khá ít thịt nên đa số mọi người đều không nghĩ rằng loài cá này ăn được và không muốn ăn bởi vẻ ngoài không bắt mắt. Hiện nay, chưa có những bằng chứng nghiên cứu thịt cá lau kiếng có độc nên thịt cá lau kiếng vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, môi trường sống của cá lau kiếng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc tích tụ độc tố trong thịt cá. Quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng, thực trạng thải các kim loại nặng như thuỷ ngân, chì vào sông, hồ ngày càng nhiều, gây ô nhiễm.
Cá sống trong các vùng nước nhiễm các độc tố này sẽ rất dễ bị nhiễm độc, kể cả có sơ chế, nấu chín cũng không loại bỏ hết được. Theo các nghiên cứu khoa học, nhiễm độc chì, thuỷ ngân có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, tiêu hoá hay hệ thống miễn dịch của mẹ và bé. Có thể khiến bé có nguy cơ chậm phát triển, tăng tỉ lệ dị dạng như hở hàm ếch ở trẻ, u máu, u lympho,...
Vậy bà bầu ăn cá lau kiếng được không? Câu trả lời là không nên, vì nguy cơ tiềm ẩn của nó. Hơn nữa có nhiều loài cá khác mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho mẹ bầu và tác động tốt đến sự phát triển của bé như cá chép, cá hồi, cá lóc,...
Lưu ý: Có một số loài cá có vẻ ngoài giống cá lau kiếng có thể chứa độc ở vây lưng và vây ngực nên cần cẩn thận khi bắt hay tiếp xúc để tránh bị cắn hoặc chích. Vì nọc độc này có thể gây ra các tình trạng sưng viêm, ban đỏ, phù nề, xuất huyết cục bộ,... Nếu nặng có thể gây tim nhanh, buồn nôn, chóng mặt hay thậm chí là suy hô hấp.
Các loài cá mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ là cá hồi, cá lóc, cá chép, cá diêu hồng,... những loài cá này giàu protein, giàu khoáng chất, omega-3 và ít chứa thuỷ ngân.
Các loài cá không nên ăn gồm:
Cá từ lâu được nhắc đến là thực phẩm tốt cho sự phát triển toàn diện của bé, mong rằng với những thông tin chia sẻ ở trên có thể giúp mẹ bầu khỏi băn khoăn khi lựa chọn loài cá tốt cho sức khoẻ và giải đáp được thắc mắc xoay quanh câu hỏi bà bầu ăn cá lau kiếng được không. Tuy nhiên, không phải cơ địa của bà bầu nào cũng hợp với các loại cá trên, nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng, mề đay hay các triệu chứng bất thường khác hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám kịp thời nhé!
Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?
Link nội dung: http://thoitiet360.net/index.php/ba-bau-an-ca-lau-kieng-duoc-khong-a9147.html