Bọng mắt dưới bị giật liên tục ở mỗi thể lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết và điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa được những biến chứng không mong muốn.
Bọng mắt dưới bị giật liên tục là hiện tượng rối loạn bó cơ phần đuôi mắt, gây nên tình trạng co giật liên hoàn, hay theo một chu kỳ nhất định. Tình trạng này khá vô hại và tự biến mất, nếu cơ mắt bị giật liên tục và không gây đau.
Tuy nhiên, nếu các bó cơ co thắt với cường độ mạnh, kéo lan sang hai bên mí, khiến cho mí mắt của bạn có thể phải nhắm hoàn toàn, rồi sau đó mới mở được lại. Tình này lặp lại nhiều lần, sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn.
Bọng mắt dưới bị giật nhiều lần
Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng mắt bị co giật diễn ra liên tục, khiến bạn bị nheo mắt, hoặc nháy mắt mọi lúc mọi nơi. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi bạn thực hiện tham gia giao thông trên đường. Bởi, hiện tượng co giật mí mắt làm giảm tầm quan sát, đồng thời giảm tốc độ phản xạ khi xảy ra sự cố.
Tình trạng co giật tại mắt được chia làm 3 loại với ba mức độ như sau:
Ở trường hợp này, mắt sẽ bị co giật nhẹ (chủ yếu ở phần bọng mắt). Tình trạng sinh ra bởi một số nguyên nhân như: Căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, sử dụng các chất kích thích…
Tình trạng co giật ở thể nhẹ thường sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần, hoặc nhanh hơn nếu bạn cải thiện được một số nguyên nhân trên.
Hiện tượng co giật bọng mắt này thường diễn ra ở những đối tượng trung niên và sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn khi về già. Thông thường, tật giật mắt ở phụ nữ sẽ nhiều hơn ở nam giới 50%.
Tình trạng này xảy ra khi mắt của bạn liên tục chớp không ngừng nghỉ. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, bạn có thể sẽ bị chứng nhạy cảm với ánh sáng thường, kéo theo sự suy giảm thị lực, và sự co thắt các cơ khác trên mặt.
Tật co giật bọng mắt gây suy giảm thị lực
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, tật giật mắt là sự kết hợp giữa hai yếu tố tự nhiên và di truyền. Tuy đây là hiện tượng co giật lành tính, nhưng đôi khi, nó lại trở thành một tiền đề để phát triển một số bệnh về mắt như đau mắt, lẹo mắt, kích ứng mắt…
Bệnh co thắt cơ nửa mặt hay còn được gọi với cái tên y khoa là Hemifacial Spasm. Tình trạng này khá hiếm gặp ở người bình thường, nhưng lại rất phổ biến đối với những bệnh nhân bị tai biến. Bởi đây là sự co giật kết hợp giữa các cơ xung quanh miệng và mí mắt, gây nên tình trạng co giật, méo miệng, thậm chí là liệt nửa khuôn mặt.
Bệnh Hemifacial Spasm - Co thắt nửa mặt thường xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:
Ngoài ra, co giật mắt còn do phản ứng của ánh sáng mạnh, hay bị kích ứng với thành phần mỹ phẩm.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp bạn điều trị tình trạng co giật cơ mắt. Cụ thể như:
Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp co giật thể nhẹ. Bạn chỉ xây dựng lại kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi và vận động hợp lý như:
Nói không với các chất kích thích như bia, rượu...
Tiêm tê là phương pháp giải quyết tình trạng co giật mắt tạm thời. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng botulinum toxin (Botox, Dysport, Xeomin) vừa đủ, giúp làm căng và tê phần cơ mắt và hạn chế tình trạng co giật.
Tuy nhiên, phương pháp tiêm tê chỉ kéo dài trong khoảng 1 tháng, sau đó tình trạng co giật lại bắt đầu xuất hiện lại, với tần suất cao hơn. Vì thế, đây chỉ là phương pháp chống chế tạm thời và không phải phương pháp điều trị lâu dài.
Một số loại thuốc đặc trị cho các bệnh liên quan đến co cơ như: Clonazepam (Klonopin), Trihexyphenidyl hydrochloride (Artane, Trihexane, Tritane), Lorazepam (Ativan).
Tuy nhiên những loại thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả không lâu. Vì thế, bạn cần cẩn trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đây là giải pháp cuối cùng nếu các phương pháp trên không có hiệu quả với người bệnh. Phẫu thuật là phương pháp lấy đi một số bó cơ thoái hóa, gây nên tình trạng co rút trên khuôn mặt. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra cho phương pháp này là rất cao, nên chúng thường ít được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin về tình trạng bọng mắt dưới bị giật liên tục. Hy vọng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu, điều trị và ngăn ngừa hiện tượng bọng mắt này.
Xem thêm:
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: http://thoitiet360.net/index.php/tai-sao-bong-mat-duoi-bi-giat-lien-tuc-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-a9776.html