Dù bạn đang theo học chuyên ngành và trường nào thì đi thực tập là điều gần như bắt buộc. Đặc biệt là với tình hình thị trường lao động cạnh tranh cao như hiện nay, sinh viên mới hoặc sắp ra trường luôn phải chủ động tìm kiếm một chương trình thực tập sinh (internship) để trải nghiệm môi trường làm việc thực tế và trau dồi kỹ năng, chuyên môn của bản thân.
Nhưng chính xác thì thực tập sinh là gì? Tại sao bạn nên đi thực tập? Và làm thế nào để hoàn thành tốt chương trình này? Cùng Cake khám phá trong bài viết này nhé!
Intern tiếng Anh có nghĩa là "thực tập sinh" - thuật ngữ chỉ các sinh viên sắp hoặc mới tốt nghiệp. Còn internship có nghĩa là "chương trình thực tập" - nơi bạn có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc thực tế ngắn hạn (kéo dài từ 1 đến 6 tháng) và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Với nhiều chương trình đào tạo hệ Đại học và sau Đại học, sinh viên năm hai hoặc năm ba sẽ được yêu cầu tham gia internship như một điều kiện tốt nghiệp.
Trong những năm gần đây, các hình thức xuất khẩu lao động trở nên phổ biến, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi “Thực tập sinh và tu nghiệp sinh có khác nhau không?”. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bảng dưới đây:
Chương trình thực tập nói chung cung cấp cái nhìn thực tế liên quan đến chuyên môn và định hướng nghề nghiệp của bạn, cụ thể là:
1. Trang bị kinh nghiệm thực tiễn:
Intern có cơ hội áp dụng kiến thức đã học để tham gia vào các dự án, công việc thực tế của một doanh nghiệp hay tổ chức. Những trải nghiệm có giá trị này sẽ giúp bạn trau dồi chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết khi đi làm.
2. Xây dựng và mở rộng networking:
Thông qua chương trình thực tập sinh, bạn có cơ hội gặp gỡ và làm việc cùng các chuyên gia trong ngành. Networking tốt sẽ là đòn bẩy hiệu quả trên hành trình phát triển sự nghiệp, nếu chính bạn cũng thực sự có năng lực.
Ví dụ, khi tham gia chương trình thực tập sinh tại các ngân hàng, bạn có cơ hội xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia ngành tài chính, các đồng nghiệp và khách hàng của ngân hàng. Đây là những liên kết quý báu về lâu dài.
3. Khám phá “thế giới nghề nghiệp”:
Ở vị trí thực tập sinh, bạn có cơ hội quan sát và tìm hiểu về nhiều ngành nghề/công việc khác nhau. Nhờ đó, bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về sở trường của bản thân, đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn hơn sau khi tốt nghiệp.
4. Tăng cơ hội xin việc chính thức:
Dù các đầu việc bạn đảm nhiệm là gì, thì nhìn chung việc đi thực tập sẽ giúp cho mục "Kinh nghiệm làm việc" trong CV của bạn thêm ấn tượng hơn, từ đó nâng cao khả năng ứng tuyển thành công trong tương lai đây!
Thực tập sinh của các chuyên ngành khác nhau sẽ làm việc trong từng lĩnh vực tương ứng. Cùng Cake tìm hiểu xem thực tập sinh làm gì đối với một số ngành nghề siêu hot dưới đây nhé!
1. Thực tập sinh kinh doanh
Thực tập sinh kinh doanh tiếng Anh là "Business Intern", thường liên quan đến các công việc trong lĩnh vực bán hàng, quản lý và phát triển kinh doanh.
2. Thực tập sinh marketing
Công việc của thực tập sinh marketing (Marketing Intern) thường liên quan đến hoạt động quảng cáo, tiếp thị và PR của công ty.
3. Thực tập sinh ngân hàng
Thực tập sinh ngân hàng (Banking Intern) được đào tạo để hỗ trợ các hoạt động chính của ngân hàng.
Nói chung, công việc của vị trí thực tập sinh bao gồm từ các nhiệm vụ nhỏ như công việc bàn giấy, hỗ trợ nhân viên chính thức đến các nhiệm vụ mang tính chuyên môn như làm báo cáo, lên kế hoạch, thu thập dữ liệu, v.v.
Chủ động tìm kiếm cơ hội phù hợp
Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về chương trình thực tập sinh ở các công ty, ngành nghề hoặc lĩnh vực mà bạn đặc biệt yêu thích. Bạn cũng cần đọc kỹ bản tin tuyển dụng và tiêu chí đánh giá ứng viên để hiểu rõ mục đích của chương trình này là gì và bản thân có đáp ứng đủ yêu cầu cần có khi đi thực tập ở đây hay không.
Trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cần thiết
Sau khi đã có mục tiêu rõ ràng, hãy rèn luyện cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp bạn muốn theo đuổi. Ở vị trí intern, thói quen không ngừng trau dồi bản thân sẽ giúp bạn hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả hơn, học hỏi được nhiều hơn đấy!
Lưu ý: Với những chương trình, vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên môn đặc thù, thực tập sinh thường phải đang học hoặc mới tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng và đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Cởi mở với những internship không lương
Nhiều công ty không trả lương hoặc sẽ hỗ trợ tài chính rất ít cho vị trí intern. Việc sẵn sàng làm thực tập không lương phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của từng người, tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị trước và có suy nghĩ cởi mở với vấn đề nhạy cảm này. Bởi lẽ, các chương trình thực tập sinh đem lại rất nhiều giá trị cơ hội, từ trải nghiệm học hỏi, tiếp cận với các công ty hàng đầu, tích lũy kinh nghiệm đến cơ hội được làm việc chính thức.
Tạo CV và cover letter chỉn chu
Viết đơn xin việc (cover letter) và CV thực tập sinh rất quan trọng, hồ sơ xin việc đẹp giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ vòng đầu tiên và tăng khả năng cạnh tranh với các bạn sinh viên khác. Ngoài ra, dành thời gian tạo CV và cover letter chỉn chu còn giúp bạn rèn luyện kỹ năng viết văn bản và tổ chức thông tin một cách logic và hiệu quả.
Khi tạo CV online ứng tuyển vào các vị trí thực tập sinh, hãy nêu bật kinh nghiệm, kỹ năng và định hướng nghề nghiệp của bạn, cũng như các thành tựu và kết quả đạt được trong quá trình học tập hay hoạt động ngoại khoá trước đó nhé!
Luyện tập phỏng vấn xin việc
Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn phỏng vấn là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị để thành công ở vị trí thực tập sinh. Trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ muốn hiểu thêm rất nhiều về bạn, từ chuyên môn, tính cách đến cultural fit (sự phù hợp với văn hoá doanh nghiệp). Vì vậy, việc chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp giúp bạn luôn ở thế chủ động và tự tin thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp nhất!
- Tác giả bài viết: Dasie Pham -