Uống nước trà táo đỏ kỷ tử có tác dụng gì, nên uống khi nào?

Trà táo đỏ kỷ tử quen thuộc với rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách loại trà thảo dược này để đạt được lợi ích tối đa. Hơn thế nữa, đây không phải là loại trà dành cho tất cả mọi người. Vậy, tác dụng của trà kỷ tử táo đỏ là gì, nên uống khi nào, ai không nên uống?

Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây. Cuối bài viết còn có một số cách pha trà nhanh gọn, giữ được dược tính của táo đỏ và kỷ tử mà bạn có thể áp dụng dễ dàng.

Trà táo đỏ kỷ tử có tác dụng gì?

Tác dụng của táo đỏ

Táo đỏ (hay còn gọi là đại táo, với tên khoa học Zizyphus jujuba Mill.) được thu hái trực tiếp từ trên cây táo tàu. Đây là một vị thuốc rất phổ biến trong y học cổ truyền, có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tỳ và vị, tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân, điều hòa doanh vệ… Táo đỏ được dùng hỗ trợ điều trị táo bón, khó ngủ, suy nhược cơ thể…

Trong đại táo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng: protid, chất béo, carbohydrate, canxi, phospho, sắt, vitamin A, C, B1, B2, nicotinic acid và các axit amin cùng một số hoạt chất khác: polyphenol, alkaloid, terpenoid, flavonoid, saponin glycoside…

Các chất dinh dưỡng và các phytochemical thu được từ quả táo tàu có chức năng sinh lý bao gồm:

Y học cổ truyền cũng dùng táo đỏ để trị ho, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, kiết lị, hồi hộp lo âu…

Tác dụng của kỷ tử

Kỷ tử là quả khởi tử đem phơi khô, có tên khoa học Lycium sinense Mill. Khởi tử được coi là một vị thuốc bổ toàn thân. Về mặt dinh dưỡng học, trong 100g quả chứa 3.1g protein, 1.9g lipid, 9.1g carbohydrat, 1.6g chất xơ, 22.5mg Ca, 56mg P, 1.3mg Fe, 19.6mg caroten, 0.08 thiamin, 0.14mg riboflavin, 0.67mg acid nicotinic và 42.6mg acid ascorbic…

Theo tài liệu cổ, khởi tử có vị ngọt, tính bình, quy vào 3 kinh phế, can và thận, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt, bổ tinh huyết... Các tác dụng bao gồm:

Uống nước trà táo đỏ kỷ tử có tác dụng gì, nên uống khi nào?

Uống táo đỏ kỷ tử có nóng không? Cả táo đỏ và kỉ tử đều có vị ngọt, tính bình. Vì vậy, uống trà táo đỏ kỷ tử không nóng. Vào những ngày nóng bức, bạn thậm chí còn có thể tự pha cho mình một bình trà táo đỏ kỉ tử để hạ hỏa.

Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào?

Uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không? Bạn có thể uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày nếu như không thuộc nhóm đối tượng cần kiêng kỵ. Hãy uống vào những thời điểm sau đây:

Những ai không nên uống táo đỏ kỷ tử?

Nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong trà táo đỏ kỷ tử, bạn tuyệt đối không sử dụng.

Dù loại trà này là lành tính, nhưng nếu có vấn đề về sức khỏe hoặc muốn dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc đông y uy tín trước khi dùng.

Ngoài ra, bạn nên thận trọng dùng kỷ tử khi đang điều trị với một số thuốc sau đây:

Uống nước trà táo đỏ kỷ tử có tác dụng gì, nên uống khi nào?

Cách pha trà táo đỏ kỷ tử

Ngoài táo đỏ và kỷ tử, bạn có thể thêm mật ong để trà thơm ngon hơn. Cách làm như sau:

Đơn giản hơn, bạn có thể cắt lát táo đỏ, cho vào bình cùng với kỷ tử, thêm nước sôi và ủ trong 30 phút để uống thay nước lọc trong ngày. Hãy lưu ý về liều lượng khuyến cáo của táo đỏ là 5-10 quả mỗi ngày, của kỷ tử là 6-15g mỗi ngày.

Đến đây, hẳn bạn đã có đầy đủ thông tin về tác dụng của trà táo đỏ kỷ tử và biết rõ liệu mình có phù hợp để sử dụng loại trà dược liệu này hay không. Nếu được, hãy biến việc uống nước táo đỏ kỷ tử thành thói quen mỗi ngày để thanh lọc và trẻ hóa cơ thể, tăng cường miễn dịch, giúp sống khỏe hơn, trẻ hơn bạn nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: https://thoitiet360.net/uong-nuoc-tra-tao-do-ky-tu-co-tac-dung-gi-nen-uong-khi-nao-a8830.html