Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ là những phương pháp sử dụng ngôn ngữ một cách đặt biệt nhằm tăng tính gợi hình, gợi tả và lôi cuốn độc giả.
Trong Tiếng Việt, có khoảng 20 biện pháp tu từ khác nhau được sử dụng. Tuy nhiên đối với phạm vi chương trình trung học phổ thông, 12 biện pháp tu từ thường được gặp nhất trong các tác phẩm văn học là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ đảo ngữ, nói giảm, nói tránh, nói quá, phép đối, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê và dấu ba chấm.
So sánh là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất không chỉ trong văn học mà còn cả trong giao tiếp hàng ngày. Biện pháp này được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác có điểm tương đồng nhau.
Ví dụ: Chiếc thuyền căng buồm đón gió rồi chạy băng băng trên mặt sóng như một mũi tên vừa được bắn ra khỏi cung.
Trong câu văn trên, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm miêu tả hình ảnh chiếc thuyền và mũi tên khi có sự tương đồng về tốc độ. Nhờ đó hình ảnh chiếc thuyền dần được hình dung trong suy nghĩ của người đọc một các sinh động hơn.
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là giúp tăng tính gợi hình, gợi tả khi diễn đạt.
Lưu ý, mục đích của phép so sánh không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng mà là giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung ra sự vật hiện tượng đó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.
Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ so sánh trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày cũng như các câu ca dao tục ngữ, điển hình như:
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ chỉ hành động, tính chất hay suy nghĩ vốn được dùng cho người để miêu tả đồ vật, con vật hay một sự vật nào đó
Ví dụ: Sáng sớm tinh mơ, trên những nhụy hoa còn vương những hạt sương đêm, chị ong đã cần mẫn tìm hoa lấy mật.
Trong câu trên, hình ảnh con ong đã được nhân hóa với từ “chị” - đại từ vốn được dùng chỉ người. Nhờ đó mà người đọc cảm thấy câu văn sinh động và gần gũi hơn.
Biện pháp tu từ nhân hóa có vai trò quan trọng nhằm biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người cũng như giúp người đọc cảm thấy sinh động, gần gũi hơn.
Đây là một trong những biện pháp tu từ thường được sử dụng rất nhiều trong văn học. Phép tu từ ẩn dụ được định nghĩa bằng việc gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của những sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
Ví dụ: Người ta nói gần mực thì đen mà gần đèn thì rạng.
Trong câu tục ngữ trên, mực là sự vật nhằm ẩn dụ cho môi trường xấu, đèn là ẩn dụng cho môi trường tốt.
Tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ là giúp tăng thêm sức biểu cảm cho câu từ. Không những thế ẩn dụ còn giúp câu văn giàu hình ảnh và mang tính hàm súc cũng như biểu cảm hơn. Nhờ đó người đọc người nghe dễ dàng bị lôi cuốn.
Hoán dụ là biện pháp tu từ được định nghĩa bằng việc gọi sự vật, hiện tượng này thay bằng tên sự vật hiện tượng khác mà có nét tương cận.
Ví dụ: “Áo chàm tiễn buổi chia li”
Áo chàm trong câu thơ trên là để chỉ người Việt Bắc. Vì thực tế người Việt Bắc thường mặc áo chàm nên hình ảnh áo chàm giúp người đọc liên tưởng ngay đến người Việt Bắc và có cảm giác gần gũi hơn.
Tác dụng của hoán dụ là giúp biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật - hiện tượng này với sự vật - hiện tượng khác nhằm tăng tính gợi hình, gợi tả cho câu văn.
Đảo ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng bằng cách biến đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu văn nhằm nhấn mạnh đến nội dung mà người dùng muốn biểu đạt.
Ví dụ.
“Nhớ nhà, Hoàng đi xe máy vượt hơn cả ngàn cây số để về thăm cha mẹ”
Trong câu thơ trên, động từ được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh hành động
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn bằng cách diễn đạt một cách tế nhị hơn nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê rợn, nặng nề; hoặc thô tục, bất lịch sự.
Ví dụ: Ngày 2/9/1969 là ngày Bác đã đi xa mãi mãi.
Từ “đi xa mãi mãi” là từ nói giảm nói tránh của để giảm cảm giác đau buồn cho câu văn trên.
Nói quá là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, làm tăng sức biểu cảm cho câu.
Ví dụ: Tôi đã đi cả ngàn cây số đến đây, chỉ để được viếng thăm Bác.
“Cả ngàn câu số” trong câu trên là cụm từ được sử dụng biện pháp tu từ nói quá nhằm nhấn mạnh về quãng đường xa xôi.
Phép đối hay còn gọi là biện pháp tu từ tương phản, đối lập là cách sử dụng các từ ngữ đối lập nhau để làm nổi bật điều mà người dùng muốn diễn đạt.
Ví dụ: “Tôi dại tôi tìm nơi vắng vẻ, bạn khôn bạn đến chốn lao xao”
Câu văn trên đã sử dụng những từ ngữ đối lập nhau như “dại - khôn”, “vắng vẻ - lao xao” để tăng hiệu quả diễn đạt cho câu.
Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại liên tiếp nhiều lần một từ hoặc cụm từ nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, tạo ấn tượng cho người đọc.
Ví dụ: “Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn - Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Trong câu thơ trên “một ngọn lửa” được lặp lại nhiều lần nhằm tạo ấn tượng với người đọc.
Câu hỏi tu từ là một trong những loại câu hỏi được sử dụng thường xuyên không chỉ trong văn học mà còn trong đời sống thường ngày. Câu hỏi tu từ được người dùng sử dụng không nhằm mục đích tìm câu trả lời mà để làm rõ vấn đề, mang ý khẳng định lại, nhấn mạnh nội dung mà người sử dụng muốn gửi gắm.
Ví dụ: Trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường của Bác Hồ, Bác có viết rằng non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc chúng ta có bước tới đài vinh quang được hay không, phụ thuộc phần lớn vào công học tập của học sinh cả nước.
Trong câu trên, Bác Hồ đã sử dụng câu hỏi tu từ để làm nổi bật lên nội dung.
Liệt kê là cách sử dụng liên tiếp các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả đầy đủ, rõ ràng một nội dung nào đó.
Ví dụ: Trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo đều là những động vật đã được con người thuần hóa.
Câu trên đã sử dụng biện pháp liệt kê để miêu tả đầy đủ và rõ ràng các loại động vật gắn liền với đồi sống con người.
Dấu chấm lửng không chỉ là dấu câu mà còn mang nhiều ý nghĩa như một biện pháp tu từ. Dấu chấm lửng có thể sử dụng nhằm diễn tả người viết còn ý chưa diễn đạt hết, hoặc thể hiện lợi nói bị ngắt quãng hay sử dụng với mục đích châm biếm.
Ví dụ: Người thanh niên ấy đã ra đi ở tuổi đời rất trẻ, thật không ngờ…
Dấu chấm lửng ở đây đóng vai trò thể hiện cảm xúc tiếc nuối của người viết
Cách sử dụng các biện pháp tu từ và tác dụng thường tương đối giống nhau nên học sinh cần phải phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn. Một trong số những phép tu từ gây khó khăn khi phân biệt với nhau là ẩn dụ và hoán dụ.
Giống nhau: Cả hai đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
Khác nhau: Phép ẩn dụ: Cả sự vật, hiện tượng ẩn dụ và được ẩn dụ đều có nét tương đồng
Phép hoán dụ: Sự vật, hiện tượng hoán dụ và được hoán dụ có quan hệ gần gũi chứ không tương đồng nhau.
Ẩn dụ tu từ thường tạo ra các ý nghĩa gắn với hoàn cảnh của câu và có sắc thái biểu đạt cao hơn. Trong khi đó, đối với ẩn dụ từ vựng lại tạo ra ý nghĩa mới của từ vựng nhưng không có sắc thái biểu cảm cao.
Với những kiến thức về tác dụng của các biện pháp tu từ trên đây, Sigma Books hi vọng các em có thể vận dụng tốt vào bài văn của mình để bài viết sinh động hơn.
Link nội dung: https://thoitiet360.net/tac-dung-cua-cac-bien-phap-tu-tu-va-phuong-phap-phan-biet-a9356.html