Phản xạ ánh sáng là gì? Bài tập vận dụng liên quan

Phản xạ ánh sáng là hiện tượng thường xuyên gặp phải mỗi ngày. Đây cũng là loại phản xạ có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện nay. Vì thế, VietChem sẽ phân tích chi tiết về phản xạ ánh sáng là gì và các bài tập liên quan để các bạn tham khảo, áp dụng khi cần thiết.

1. Giới thiệu về phản xạ ánh sáng

Phản xạ ánh sáng là khi ta chiếu một tia sáng vào vật bất kỳ nhưng tia sáng đó không bị hấp thụ mà bị phản chiếu lại. Hiện tượng này có thể xảy ra trong nhiều môi trường khác nhau như nước, không khí ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.

Phản xạ ánh sáng là gì? Bài tập vận dụng liên quan

Tìm hiểu về phản xạ ánh sáng

2. Phản xạ ánh sáng trên các vật liệu như thế nào?

2.1. Sự phản xạ ánh sáng đến từ gương cầu lồi

Gương cầu lồi có mặt phẳng cong hướng về phía nguồn sáng. Khi chiếu một chùm tia tới đến gương, chúng sẽ tạo thành chùm tia phản xạ phân kỳ. Đây chính là sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lồi.

2.2. Gương cầu lõm và phản xạ ánh sáng

Phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm hướng về phía ánh sáng. Chúng có khả năng biến đổi thành chùm tia sáng từ chùm tia song song nên được ứng dụng để hội tụ ánh sáng. Với tính chất này, gương cầu lõm có khả năng đốt cháy hoặc nung nóng vật dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

Phản xạ ánh sáng là gì? Bài tập vận dụng liên quan

Gương cầu lõm với khả năng phản xạ ánh sáng hoàn hảo

2.3. Phản xạ ánh sáng của mắt

Phản xạ ánh sáng của mắt còn được gọi là phản xạ ánh sáng của đồng tử. Theo đó, con ngươi của mắt khi bị chiếu ánh sáng trực tiếp vào sẽ thu nhỏ lại. Dây thần kinh thị giác sẽ tạo nên vòng phản xạ truyền tín hiệu đến não giữa. Sau đó, chúng đến dây thần kinh vận nhãn chung rồi đến hạch thần kinh mi.

Phản xạ ánh sáng là gì? Bài tập vận dụng liên quan

Tìm hiểu về phản xạ ánh sáng của mắt

3. Phản xạ ánh sáng có những loại nào?

Hiện nay, phản xạ ánh sáng gồm có hai loại. Bao gồm: Phản xạ khuếch tán và phản xạ thường xuyên. Trong đó:

3.1. Phản xạ khuếch tán

Là loại phản xạ tách thành nhiều hướng khác nhau khi có chùm ánh sáng tới song song. Hiện tượng này còn được gọi là tán xạ không đều gây nên bởi các bề mặt gồ ghề. Nguyên nhân là do góc phản xạ hay góc tới khác nhau nên tia sáng sẽ đi theo nhiều chiều hướng khác nhau.

3.2. Phản xạ thường xuyên

Là loại phản xạ ngược lại theo một hướng song song khi được chiếu một chùm tia sáng tới. Phản xạ này xuất hiện ở những bề mặt nhẵn như: Bề mặt kim loại có độ bóng cao, gương phẳng…

Phản xạ ánh sáng là gì? Bài tập vận dụng liên quan

Những loại phản xạ ánh sáng phổ biến

4. Bài tập phản xạ ánh sáng

Bài tập phản xạ ánh sáng được nhắc đến khá nhiều trong chương trình giáo dục phổ thông. Dưới đây là một số bài tập về phản xạ ánh sáng lớp 7 và lớp 11 để các bạn tham khảo:

Bài tập 1: Chiếu một tia sáng đến gương phẳng. Kết quả thu được tia phản xạ tạo thành một góc 40 độ với tia tới. Vậy góc tới sẽ là bao nhiêu độ? Chọn câu trả lời đúng:

  1. 50 độ
  2. 40 độ
  3. 30 độ
  4. 20 độ

Đáp án: Chọn D. Do góc phản xạ và góc tới bằng nhau nên góc tới = góc phản xạ = 40/2 =20.

Bài tập 2: Tiến hành chiếu tia sáng lên mặt phẳng gương. Khi đó tia phản xạ tạo thành nằm trên mặt phẳng nào? Chọn đáp án đúng:

  1. Mặt phẳng tạo bởi mặt gương và tia tới.
  2. Mặt phẳng gương
  3. Mặt phẳng tạo bởi pháp tuyến của gương ở điểm tới với tia tới.
  4. Mặt phẳng với tia tới vuông góc với nhau.

Đáp án đúng là C.

Bài tập 3: Khi cho tia tới hợp với mặt phẳng gương có góc 30 độ thì số đo của tia phản xạ là bao nhiêu khi vuông góc với gương?

  1. 90 độ
  2. 60 độ
  3. 50 độ
  4. 30 độ

Đáp án B. 60 độ. Khi tia tới có pháp tuyến vuông góc với gương và hợp với mặt phẳng gương góc 30 độ thì số đo của tia phản xạ sẽ là: 90 - 30 = 60 độ.

Bài tập 4: Cho tia tới chiếu lên mặt phẳng phản xạ hoặc gương phẳng sẽ thu được tia phản xạ gọi là IR. Trong đó, tia tới là SI. Hai góc này tạo với nhau thành góc 60 độ. Vậy góc tới và góc phản xạ có giá trị là bao nhiêu?

  1. 120 độ
  2. 60 độ
  3. 30 độ
  4. Góc tới là 20 độ

Trả lời: Đáp án đúng là C. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ và góc tới luôn bằng nhau. Nghĩa là theo đề bài thì tổng hai góc là 60 độ.

→ góc tới = góc phản xạ = 30 độ.

Bài tập 5: Chọn đáp án đúng về định luật phản xạ ánh sáng:

  1. Tia tới bằng với tia phản xạ.
  2. Tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau.
  3. Cộng góc tới và góc phản xạ bằng 180 độ.
  4. Góc tới và góc phản xạ có độ lớn bằng nhau.

Trả lời: Đáp án D.

VietChem đã tổng hợp thông tin về lý thuyết và bài tập liên quan đến phản xạ ánh sáng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại phản xạ này và biết cách ứng dụng trong cuộc sống.

Link nội dung: https://thoitiet360.net/phan-xa-anh-sang-la-gi-bai-tap-van-dung-lien-quan-a9454.html