Theo nhiều nghiên cứu khảo cổ học, gấu trúc được biết đến là loài ăn thịt cách đây 8 triệu năm. Tuy nhiên, hầu hết các loài gấu trúc đã tuyệt chủng, số gấu trúc còn lại chủ yếu phân bố ở miền trung và miền nam Trung Quốc. Vậy tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc mà không phải sống ở nơi khác?
Bởi vì chúng chủ yếu sống ở các khu rừng ẩm ướt nên vùng Tây Nam và Nam của Trung Quốc rất thích hợp với môi trường sinh trưởng của chúng. Hơn nữa, khi ở Trung Quốc, chúng ngày càng to lớn hơn lúc trước mà chỉ cần ăn tre với trúc.
Gấu trúc được xác định là báu vật quốc gia chủ yếu nhờ một vị linh mục người nước ngoài - cha Armand David. Năm 1862, cha David phát hiện ra một mảnh da gấu đen trắng rất đặc biệt ở Trung Quốc.
Khi đó, Trung Quốc không quan tâm và bảo vệ gấu trúc nhưng David lại rất yêu quý loài vật này nên đã săn lùng khắp nơi để đưa chúng ra khỏi Trung Quốc. Tình yêu dành cho gấu trúc đã lan rộng ra thế giới nên nhiều lực lượng nước ngoài đã cử người sang Trung Quốc để tìm kiếm chúng.
Phải đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và chính phủ bắt đầu quan tâm đến gấu trúc. Năm 1988, Trung Quốc chính thức xác định gấu trúc là loài động vật được bảo vệ hàng đầu của đất nước tỷ dân này và ngăn chặn hành vi săn bắt gấu trúc trái phép.
Từ đó, gấu trúc chính thức trở thành “quốc bảo” của Trung Quốc sau nhiều năm đứng trước vấn nạn bị săn bắt trái phép. Đây cũng được xem là lý do tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc mà không phải bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Khi xuất hiện câu hỏi tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc chắc hẳn bạn cũng đã thầm xác định rằng các nước trên thế giới không có loại động vật này. Do đó, gấu trúc được xem là một “vũ khí ngoại giao” của Trung Quốc để viếng tặng hoặc cho nước ngoài mượn nhằm gửi đi thông điệp hữu nghị tới các quốc gia thế giới.
Lần đầu tiên Trung Quốc chọn gấu trúc làm “món quà ngoại giao” là vào năm 1957. Năm đó, Bắc Kinh tặng Liên Xô một con gấu trúc tên Ping Ping như một lời cảm ơn vì là quốc gia đầu tiên thiết lập mối quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hai năm sau, Trung Quốc gửi một con gấu trúc khổng lồ khác tên là An An đến Liên Xô để có đôi có cặp với Ping Ping.
Do số lượng gấu trúc giảm mạnh và có nguy cơ tuyệt chủng nên từ đầu những năm 1980, chính phủ Trung Quốc đã chuyển từ tặng quà sang cho mượn nhằm quảng bá đất nước trên thị trường quốc tế nhưng vẫn gửi thông điệp hữu nghị đến các quốc gia chào đón gấu trúc. Đồng thời Trung Quốc cũng gây quỹ cho các hoạt động bảo tồn loài động vật này.
Như đã tìm hiểu tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc, gấu trúc thường tập trung sống trong các khu rừng phía Tây Nam và Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, do sự nóng lên của toàn cầu và bị ảnh hưởng bởi nhà máy xí nghiệp, môi trường sống của gấu trúc đang dần bị thu hẹp.
Do đó, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đưa loài động vật này vào danh sách đỏ các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Điều này cũng giúp ích rất nhiều cho Trung Quốc trong việc ngoại giao và bảo tồn được linh vật quý hiếm của đất nước.
Bên cạnh câu hỏi tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc, nguồn gốc ra đời của loại động vật này cũng là một chủ đề của các nhà nghiên cứu thế giới. Cho đến nay, tồn tại nhiều giả thuyết chứng minh về nguồn gốc thực sự của gấu trúc không phải ở Trung Quốc. Cụ thể:
Vào cuối những năm 1970, khi một người làm việc tại một mỏ than ở phía Tây Bắc Bulgaria đã phát hiện ra hai chiếc răng hóa thạch. Ông đã mang những chiếc răng đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia để thẩm vấn các nhà khoa học.
Nhận thấy đây là những mẫu vật hóa thạch cổ đại, Ivan Nikolov, một nhà cổ sinh vật học làm việc tại bảo tàng lúc bấy giờ đã chấp nhận đưa những chiếc răng này vào bộ sưu tập của bảo tàng. Nhưng vì không có điều kiện nghiên cứu kỹ nên Nikolov đã đóng gói và bảo tồn trong viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia.
Những mẫu răng này đã bị lãng quên trong bộ sưu tập của viện bảo tàng Bulgaria sau nhiều thập kỷ. Cho đến khi chúng được Nikolai Spassov, một nhà cổ sinh vật học làm việc được phân bổ đúng vị trí của Ivan Nikolov nên đã vô tình tìm thấy chúng.
Nghi ngờ chiếc răng này là của con gấu, Spassov đã so sánh nó với hóa thạch của loài gấu nâu xuất hiện ở khu vực này. Kết quả không như mong đợi, anh nhận thấy hai mẫu không có sự trùng khớp đặc biệt. Tuy nhiên, thật bất ngờ khi vô tình nhìn thấy mẫu răng của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc, Spassov đã một lần nữa làm kiểm tra và so sánh, cuối cùng xác nhận đây chắc chắn là mẫu răng của gấu trúc.
Thực tế cho thấy rằng, các nhà khoa học vẫn chưa biết gấu trúc có nguồn gốc từ đâu cho đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hàng triệu năm trước, những con gấu khổng lồ đã lang thang khắp Châu Á và Châu Âu.
Vì vậy, có giả thuyết cho rằng gấu trúc đã đi từ Trung Quốc đến châu Âu nhưng đã bị tuyệt chủng. Nhưng cũng có những giả thuyết trái ngược cho rằng gấu trúc trước hết phải có nguồn gốc từ châu Âu và có liên quan đến loài gấu Bắc Cực.
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, những con gấu trúc khổng lồ ngày nay thuộc loài Ailuropoda melanoleuca cũng có cấu trúc tiến hóa không khác nhiều so với tổ tiên của chúng. Vì vậy, loài gấu trúc này còn được gọi là hóa thạch sống. Điều này ít nhiều cũng đã khiến việc truy tìm nguồn gốc và quê hương của những con gấu trúc Trung Quốc này càng trở nên khó khăn hơn.
Mặc dù chủ yếu là động vật ăn cỏ nhưng cả gấu trúc châu Âu cổ đại và gấu trúc khổng lồ ở Trung Quốc vẫn là loài ăn thịt. Chúng có thể vẫn còn tồn tại các tế bào enzyme phân giải protein trong đường ruột nên những con gấu này đôi khi vẫn săn bắt cá để ăn.
Điều này tiếp tục đưa ra những giả thuyết mới, có thể loài gấu trúc khổng lồ đã tiến hóa ở châu Âu từ loài gấu ăn thịt trước khi chúng di chuyển về phía đông. Vào khoảng thời gian này, Tây Nam Châu Âu trở nên ấm áp và ẩm ướt, khiến gấu trúc tiếp tục phải di chuyển đến đây.
Các nhà khoa học cho biết họ hàng gần nhất của loài gấu trúc khổng lồ sống ở Trung Quốc ngày nay là loài gấu sống cách đây khoảng 8 triệu năm. Nhưng gần đây nhất, một số răng hóa thạch của một sinh vật giống gấu trúc đã được khai quật ở Hungary và được xác định đã sống cách đây 10 triệu năm. Điều này đã khiến nhiều nhà khoa học khó khăn hơn trong việc xác định nguồn gốc cũng như vấn đề tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc.
Với những thông tin về tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc ở trên, nhiều người cũng đã biết được phần nào về chế độ nuôi dưỡng khó khăn của gấu trúc. Không chỉ về điều kiện nơi ở, thói quen ăn uống của gấu trúc cũng là một vấn đề hết sức nan giải của chính phủ Trung Quốc.
Gấu trúc khổng lồ chỉ sống và phát triển được ở 3 tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và Cam Túc của Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự phát triển của đô thị hóa và sự gia tăng của nhiều nhà máy xí nghiệp, môi trường sống của gấu trúc đang dần bị thu hẹp khiến điều kiện sinh tồn của chúng ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Như đã chia sẻ trong phần thông tin tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc, loại động vật này chủ yếu là ăn tre và trúc. Gấu trúc khổng lồ có thói quen ăn uống rất đặc biệt, mỗi ngày ăn đến 30kg tre trúc. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm tre trúc ở Trung Quốc.
Ngoài ra, nếu trồng tre trúc không đúng cách, những thực phẩm này không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển và sinh sản của gấu trúc khổng lồ mà còn khiến chúng mắc nhiều bệnh mãn tính khác nhau.
Gấu trúc được biết tới là một loài động vật với thân hình to lớn nhưng sức sống của nó rất yếu và sức đề kháng kém. Tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh tồn và sinh sản của gấu trúc khổng lồ.
Ngoài ra, thói quen ăn tre của gấu trúc không có lợi cho việc duy trì sức sống của chúng. Bởi vì gấu trúc sử dụng tre làm thức ăn chính nhưng thức ăn này chứa hàm lượng chất xơ cao và khả năng tiêu hóa kém dễ khiến gấu trúc khổng lồ bị chứng khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Qua nhiều thông tin được chia sẻ chắc hẳn bạn cũng đã biết tại sao gấu trúc chỉ có ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện xảy ra đã cho ra nhiều giả thuyết về nguồn gốc thực sự của gấu trúc. Đến nay, nguồn gốc ra đời của gấu trúc vẫn là một ẩn số mà nhiều nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu.
Link nội dung: http://thoitiet360.net/tai-sao-gau-truc-chi-co-o-trung-quoc-kham-pha-nguon-goc-thuc-su-cua-gau-truc-a9461.html