Mụn ở mông không chỉ là nỗi bận tâm của chị em phụ nữ mà nó còn là nỗi sợ của bất kỳ ai khi mắc phải, bởi tình trạng này gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Và đặc biệt, không phải ai cũng đủ mạnh dạn đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm, việc kéo dài làm tình trạng mụn nhọt ở mông trở nên nghiêm trọng hơn và nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin cụ thể về mụn ở mông xuất hiện là do đâu và cách để xử lý mụn ở mông tại nhà.
Mông là vùng được che chắn khá kín đáo, chính vì thế mồ hôi, tế bào chết, bụi bẩn tích tụ trên da cũng không thể thoát ra ngoài. Điều này có thể là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn ở mông tiến triển. Một số nguyên nhân gây tổn thương vùng da và hình thành nên mụn nhọt ở mông:
Một số bệnh lý như viêm nang lông, nang lông dày sừng, áp xe da… đều có thể gây ra tình trạng mụn nhọt mọc ở mông. Trong đó, viêm nang lông là nguyên nhân chủ yếu khiến mụn hình thành, khi lỗ chân lông bị kích ứng, sưng đỏ, có đầu trắng và gây ra cảm giác ngứa ngáy cho vùng da đó. Viêm nang lông có thể đến từ sự ma sát từ quần áo trên da do đồ quá chật hay những chất liệu như nylon hoặc polyester không thấm hút mồ hôi, gây ứ đọng và làm cho mụn xuất hiện.
Việc mặc quần áo kín đáo cả ngày để che chắn vùng da trên cơ thể khiến quần áo bị ướt, dính mồ hôi. Việc không thay đồ lót thường xuyên cũng có thể gây ra bít tắc lỗ chân lông tại khu vực mông. Vệ sinh chưa sạch khiến vi khuẩn dễ tích tụ. Tổng hợp các lý do trên tạo điều kiện thuận lợi cho mụn hình thành. Chính vì thế cần vệ sinh vùng nhạy cảm mỗi ngày và khi có cảm giác dính nhớt.
Thường xuyên ăn những đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn nhiều đường, nhiều chất tạo ngọt… khiến cho gan và thận phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần chức năng của những cơ quan này sẽ bị suy giảm, việc thải độc cho cơ thể cũng không còn linh hoạt như trước đây và tạo điều kiện cho mụn nhọt phát triển ở mông.
Tẩy lông nhiều lần bằng hoá chất hoặc dùng dao cạo cọ xát vùng da khiến da bị tổn thương. Từ đó vô hình chung, tạo điều kiện cho bụi bẩn, mồ hôi tích tụ gây ra viêm nhiễm, thương tổn vùng da và mụn nổi ở mông là điều hiển nhiên.
Áp lực từ việc ngồi nhiều khiến vùng da ở mông bị tì đè cũng có thể là nguyên nhân gây mọc mụn ở mông. Đặc biệt, những người làm văn phòng do tính chất công việc phải ngồi thường xuyên thì khả năng bị mụn nhọt ở mông sẽ cao hơn nhiều.
Nữ thường có xu hướng nổi mụn nhiều hơn nam bởi nội tiết tố của nữ bị thay đổi nhiều hơn, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn mang thai. Vùng da ở mông khá dày, khi nội tiết tố có sự thay đổi sẽ làm cho tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, gây quá tải cho lỗ chân lông từ đó hình thành nên mụn nhọt.
Mụn nhọt ở mông thường xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ sơ sinh, thanh niên trong tuổi dậy thì cho đến những người trưởng thành. Một số dấu hiệu nhận biết về mụn ở mông:
Nếu mụn bị sưng to, mưng mủ và bạn tự ý nặn sẽ khá nguy hiểm bởi hành động này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và mất máu. Trong trường hợp này, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Nếu mụn chưa quá đau, chỉ sưng đỏ, nốt mụn nhỏ bạn có thể tự xử lý tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Một số cách xử mụn ở mông mà bạn có thể tham khảo:
Mụn ở mông gây ra nhiều đau đớn, bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt thường ngày và tự ti cho người mắc phải. Bạn cần chủ động tìm hiểu mụn ở mông xuất hiện là do đâu và cách để xử lý mụn ở mông tại nhà, từ đó có thể chăm sóc đúng cách vùng da bị tổn thương. Bạn vẫn nên bỏ qua sự mặc cảm của bản thân mà đến gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lý và điều trị triệt để, tránh tình trạng mụn ở mông tái phát.
Ngoài ra cũng cần phối hợp các biện pháp phòng ngừa tình trạng trên như tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày và mỗi khi vận động ngoài trời, dưỡng ẩm cho da kết hợp với tẩy tế bào chết để khắc phục lớp dày sừng ở nang lông và giúp da thông thoáng hơn.
Xem thêm:
Link nội dung: http://thoitiet360.net/mun-o-mong-xuat-hien-la-do-dau-cach-de-xu-ly-mun-o-mong-tai-nha-a9968.html